Việc cấp phép san lấp mặt bằng không chỉ đảm bảo tính pháp lý mà còn góp phần quản lý và kiểm soát chất lượng thi công. Vậy, thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam được quy định như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thẩm quyền cấp phép, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, và những quy định pháp luật cần tuân thủ.
Thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.
>>> Xem thêm: Quy định về bàn giao mặt bằng thi công: Hướng dẫn chi tiết và mới nhất
Trách nhiệm của người thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng
Theo Điều 104 của Luật Xây dựng 2014, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Niêm yết công khai: Giải thích, hướng dẫn các quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.
- Theo dõi và thông báo: Thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
- Cấp giấy phép theo quy định: Tuân thủ quy trình và thời hạn quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng.
- Kiểm tra và đình chỉ: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép; đình chỉ xây dựng và thu hồi giấy phép khi có vi phạm; tiến hành đo đạc lại quá trình san lấp mặt bằng các thiết bị chuyên dụng như máy thuỷ bình,… để đảm bảo tính chính xác của các thông số kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm pháp lý: Người có thẩm quyền cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại nếu cấp giấy phép sai hoặc chậm.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan
Theo Điều 105 của Luật Xây dựng 2014, các cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng quy định: Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 102 của Luật này.
- Biện pháp xử lý: Thực hiện các biện pháp cần thiết khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch, không có giấy phép hoặc không đúng giấy phép được cấp.
Quyền của người đề nghị cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam
Việc xin cấp phép san lấp mặt bằng là một bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra hợp pháp và an toàn. Theo quy định tại Điều 106 Luật Xây dựng 2014, tổ chức và cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
Yêu cầu giải thích và hướng dẫn
- Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng.
Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
- Người đề nghị cấp phép có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình cấp giấy phép xây dựng.
Khởi công xây dựng
- Được quyền khởi công xây dựng công trình sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của Luật Xây dựng.
Nghĩa vụ của người đề nghị cấp phép
Nộp hồ sơ và lệ phí: Tổ chức, cá nhân phải nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Trách nhiệm về hồ sơ: Người đề nghị cấp phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Thông báo ngày khởi công: Phải thông báo ngày khởi công xây dựng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 107 của Luật Xây dựng.
Thực hiện đúng nội dung giấy phép: Người đề nghị cấp phép phải thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp.
>>> Xem thêm: Quy trình đo đạc giải phóng mặt bằng mới nhất năm 2024
Việc tuân thủ các quy định về thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng giúp đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra hợp pháp, an toàn và hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của hạ tầng và môi trường xây dựng tại Việt Nam.
Be the first to review “Thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam”