Với hệ thống cống thoát nước mưa, độ dốc cống thoát nước phải được được tính toán đúng tiêu chuẩn nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Vậy tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa gồm những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa và tầm ảnh hưởng
Độ dốc cống thoát nước là góc nghiêng của đường ống cống so với mặt phẳng ngang. Hay là độ nghiêng của cống đảm bảo sự chuyển tiếp, dòng chảy nước liên tục, hiệu quả của nước mưa từ các khu vực thu thập đến điểm xả nước.
Do vậy, tiêu chuẩn độ dốc của ống thoát nước ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ dòng chảy, khả năng thoát nước, khả năng bảo dưỡng, chịu lực và tuổi thọ của công trình.
Nếu hệ thống cống thoát nước xây dựng không đúng tiêu chuẩn sẽ gây nhiều hậu quả như:
- Rò rỉ nước ra môi trường xung quanh, làm giảm tuổi thọ công trình và gây mất cảnh quan công trình.
- Phát sinh thêm chi phí sửa chữa công trình.
- Có thể gây ngập lụt nếu có mưa to, gây bất tiện và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh.
Vậy, để hệ thống cống thoát nước hoạt động hoạt quả, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và tính toán chính xác độ dốc cống thoát nước là cần thiết.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng năm 2024
Tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa đang áp dụng hiện nay
Tiêu chuẩn độ dốc của cống thoát nước tại Việt Nam
Hiện nay, hệ thống cống thoát nước mưa của các công trình tại Việt Nam đang áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 “Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”, trong đó đường kính ống cống ảnh hưởng độ dốc như sau:
- Đường kính 100mm, tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước là 0,5% – 2%, tương ứng góc độ dốc từ 0,29 đến 1,15 độ. Nghĩa là mỗi m đường cống, đường ống cống có độ nghiêng từ 1 – 2cm.
- 100mm < đường kính ống ≤ 200mm, tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước từ 0,3% – 1,5%, góc độ dốc tương ứng từ 0,17 đến 0,86 độ.
- Đường kính ống > 200mm, tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước từ 0,2% – 1%, tương ứng góc độ dốc từ 0,11 đến 0,57 độ
Với tiêu chuẩn trên, độ dốc đảm bảo sự chảy tự do của nước, không quá dốc gây mất cân bằng hoặc tốn kém chi phí xây lắp.
>>> Xem thêm: Tổng quan về công tác trắc địa trong xây dựng công trình
Tiêu chuẩn độ dốc ống thoát nước áp dụng tại các nước trên thế giới
Ngoài tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 đang áp dụng tại Việt Nam, trên thế giới các nước cũng có những tiêu chuẩn về độ dốc cống thoát nước mưa như:
- Hoa kỳ: độ dốc tối thiểu của cống thoát nước mưa là 0,5%, tối đa 10%, tương ứng với góc độ dốc từ 0,29 đến 5,71 độ.
- Anh: độ dốc tối thiểu của cống thoát nước mưa là 0,75%, tối đa 5%, tương ứng với góc độ dốc từ 0,43 đến 2,86 độ.
- Trung Quốc: độ dốc tối thiểu, tối đa của cống thoát nước mưa lần lượt là 0,3%, 5%, tương ứng với góc độ dốc từ 0,17 đến 2,86 độ.
>>> Xem thêm: Lưu ý những tiêu chuẩn quan trắc lún công trình mới nhất hiện nay
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa
- Lượng nước mưa: Cống thoát nước cần có độ dốc cao hơn khi lượng nước mưa tăng, đảm bảo khả năng thoát nước
- Địa hình: độ dốc cống thoát nước mưa phù hợp với địa hình của công trình, chạy qua vùng thấp độ dốc lớn hơn và nhỏ hơn khi lắp đặt qua vùng địa hình cao
- Kích thước và hình dạng cống phù hợp với quy mô từng công trình: cống thoát nước ở hệ thống quy mô lớn như đô thị, đường kính tối thiểu 400mm, còn ở nhà ở khoảng 150-200mm.
- Vật liệu làm cống thoát nước: ảnh hưởng đến độ bền, độ trơn, vận tốc dòng chảy và độ ổn định của cống.
- Phương pháp và thiết bị kiểm tra, tính toán độ dốc của ống thoát nước: Hiện nay, phương pháp đo hiện đại, thuận tiện và cho kết quả chính xác cao thông qua sử dụng thiết bị đo chuyên dụng như máy thủy bình Hi-Target, máy thủy bình Leica, máy thủy bình Satlab,… là lựa chọn tốt nhất.
Một số ứng dụng máy thủy bình trong hệ thống thoát nước phải kể đến gồm: đo độ cao giữa các điểm quan trọng với mặt đất, giúp kỹ sư thiết kế độ dốc phù hợp; kiểm tra độ cao các điểm đặt ống đảm bảo ống dẫn nước lắp đặt đúng thiết kế; kiểm tra độ cao và tình trạng hệ thống thoát nước trong quá trình sử dụng có bị lún hoặc biển dạng không,…
>>> Xem thêm: Máy thủy bình là gì? Công dụng và ứng dụng chi tiết
Một số sai lầm về tiêu chuẩn độ dốc của cống thoát nước và cách khắc phục
- Độ dốc quá nhỏ, tốc độ dòng chảy của nước giảm, gây tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn. Cần tăng độ dốc cống thoát nước lên đủ lớn, với độ dốc tối thiểu từ 0,2% theo quy định.
- Độ dốc quá lớn, tốc độ dòng chảy của nước tăng, gây tình trạng xói mòn, rung lắc ống cống. Cần giảm độ dốc cống thoát nước xuống, với độ dốc tối đa là 2% theo quy định.
- Độ dốc cống thoát nước không đồng đều, làm thay đổi tốc độ dòng chảy nước, gây xói mòn ở nơi độ dốc cao và ngập lụt ở nơi độ dốc thấp. Ta nên thiết kế độ dốc đồng đều trên toàn bộ chiều dài cống, hoặc những đoạn cống có độ dốc khác nhau nên có thiết bị chuyển đổi như van xả, hố ga, bể chứa,..
- Độ dốc cống thoát nước không phù hợp với địa hình, gây nguy cơ ngập lụt, ảnh hưởng khả năng thoát nước hoặc hao phí chi phí xây lắp. Cần tính toán độ dốc phù hợp với địa hình công trình thi công: tăng độ dốc cống thoát nước với địa hình bằng phẳng và giảm độ dốc ở địa hình dốc, tránh rung lắc, xói mòn.
>>> Xem thêm: Quan trắc nghiêng công trình là gì? Mục đích và thiết bị hỗ trợ
Tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước ở mỗi công trình. Việt Thanh Group hy vọng với bài viết trên, độc giả sẽ có thêm những thông tin cần thiết về các tiêu chuẩn áp dụng, cách khắc phục sai lầm và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn độ dốc của cống thoát nước.
>> Xem thêm dịch vụ đo đạc bản đồ uy tín – chuyên nghiệp
Be the first to review “Tiêu chuẩn độ dốc cống thoát nước mưa và 2 lưu ý quan trọng”