Quan trắc nghiêng công trình là gì? Mục đích và thiết bị hỗ trợ

02/04/2024
341 lượt xem

Quan trắc nghiêng công trình là quá trình đo lường và ghi nhận sự nghiêng của các công trình, cấu trúc hoặc các thiết bị khác nhau. Việc này thường được thực hiện để đảm bảo rằng công trình được xây dựng hoặc đặt trên mặt đất một cách an toàn và ổn định. Để hiểu hơn về loại quan trắc công trình này, mục đích và thiết bị hỗ trợ, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Quan trắc nghiêng công trình là gì?

Các công trình, đặc biệt là các công trình có dạng tháp như tháp ăng-ten, tháp phát sóng vô tuyến, ống khói, silo do quá trình thi công không chuẩn hoặc do lún không đều sẽ bị nghiêng. Quan trắc, xác định độ nghiêng hiện trạng công trình phục vụ cho công tác nghiệm thu còn quan trắc, xác định diễn biến nghiêng công trình theo thời gian dùng để đánh giá độ ổn định kết cấu công trình.

quan trắc nghiêng công trình
Hình ảnh quan trắc nghiêng công trình với máy toàn đạc điện tử

Các thiết bị đo nghiêng (tiêu biểu là máy toàn đạc điện tử) sử dụng cảm biến gia tốc hoặc cảm biến góc độ để đo lường sự thay đổi trong góc độ hoặc hướng của công trình. Kết quả được ghi lại và phân tích để xác định xem có sự nghiêng không mong muốn đang xảy ra và nếu có, thì mức độ nghiêng đó là bao nhiêu. Điều này giúp cho các nhà thầu, kỹ sư và nhà quản lý dự án có thể đưa ra biện pháp cần thiết để điều chỉnh hoặc sửa chữa sự nghiêng, từ việc điều chỉnh móng đến việc tháo dỡ và xây dựng lại một phần của công trình nếu cần thiết.

Các thông số đặc trưng nghiêng:

  • Góc nghiêng: là góc hợp bởi phương dây dọi và trục đứng thực tế của công trình.
  • Hướng nghiêng: là góc định hướng của vector tổng hợp e=(ex; ey) trong mặt phẳng oxy được chọn.

Đối với các công trình không có trục đứng duy nhất và rõ ràng như các tòa nhà cao tầng thì độ nghiêng của nó được đánh giá qua độ nghiêng của các bức tường, các mặt cắt đứng và các cột chịu lực chính.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Bố trí công trình là gì? Các phương pháp bố trí điểm công trình

Mục đích quan trắc nghiêng quan trình

Công tác quan trắc nghiêng của công trình được thực hiện nhằm các mục đích sau:

  • Xác định các giá trị nghiêng, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của công trình so với trạng thái ban đầu;
  • Đánh giá khả năng làm việc, độ ổn định của nền móng công trình trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng sau này;
  • Tìm và phát hiện sớm sự chuyển vị nguy hiểm, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra;
  • Cung cấp số liệu phục vụ công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  • Cung cấp các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình.

Để kiểm tra độ nghiêng có thể sử dụng phương pháp đo góc, phương pháp tọa độ

Độ chính xác quan trắc nghiêng công trình

Sai số cho phép đo độ nghiêng tùy thuộc vào loại công trình đáp ứng  Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9400:2012 như sau:

Loại công trình

Sai số giới hạn

Nhà ở cao tầng

0,0001 x H

Ống khói nhà máy

0,0005 x H

Các silô chứa vật liệu rời, bồn chứa dầu, khí hoá lỏng

0,001 x H

Tháp truyền hình, ăngten vô tuyến viễn thông

0,0001 x H

Xác định độ nghiêng công trình bằng máy toàn đạc điện tử

Việc quan trắc độ nghiêng phải được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị phù hợp với từng phương pháp và độ chính xác yêu cầu. Trước khi đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo đúng các quy định của tiêu chuẩn hoặc quy phạm chuyên ngành.

Hiện nay đa số các loại máy toàn đạc điện tử có chế độ đo không gương hỗ trợ quan trắc nghiêng công trình, tiêu biểu như máy toàn đạc điện tử Hi-Target HTS-720, máy toàn đạc Satlab SLT12, máy toàn đạc điện tử hiệu LeicaVới các loại máy này việc kiểm tra độ thẳng đứng của các cột, các bức tường, các tòa nhà cao tầng và các silo, ống khói trở nên đơn giản.

quan trắc nghiêng công trình
Quan trắc nghiêng công trình với máy toàn đạc điện tử

Đối với các cột vuông, các tòa nhà cao tầng, chỉ cần đặt máy và đo khoảng cách đến các điểm ở các tầng khác nhau, chúng ta sẽ xác định độ nghiêng thông qua chênh lệch khoảng cách ngang của các tầng trên so với tầng 1.

Đối với các công trình hình trụ hoặc hình côn (silo, ống khói), chúng ta sẽ xác định độ nghiêng thông qua việc xác định tọa độ tâm của các vòng tròn ở các độ cao khác nhau.

Để xác định độ nghiêng của một công trình bằng máy toàn đạc điện tử, bạn cần sử dụng chức năng góc nghiêng của máy đo. Đây là quy trình tổng quát:

  • Chuẩn bị máy đo: Đảm bảo rằng máy đo đã được cài đặt và được kiểm tra để hoạt động chính xác.
  • Đặt máy đo ở vị trí cần đo: Đặt máy đo ở một vị trí ổn định và phù hợp để có thể nhìn thấy công trình cần đo độ nghiêng.
  • Liên kết với mục tiêu: Đối với công trình đứng như tòa nhà, bạn có thể cần sử dụng một tín hiệu hoặc mục tiêu để nhắm vào và đo góc nghiêng.
  • Thực hiện đo góc: Sử dụng chức năng đo góc trên máy đo để đo góc nghiêng của công trình so với mặt phẳng ngang.
  • Ghi lại kết quả: Ghi lại kết quả đo được. Thông thường, máy đo sẽ hiển thị góc nghiêng trên màn hình, hoặc bạn có thể cần ghi chép lại giá trị đo.
  • Xử lý dữ liệu: Sau khi có dữ liệu, bạn có thể sử dụng nó cho mục đích phân tích hoặc tính toán trong các ứng dụng khác.
  • Lưu ý rằng việc xác định độ nghiêng của một công trình cần được thực hiện với sự cẩn thận và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu đo được.

Xem đầy đủ về cách xác định về quan trắc nghiêng công trình: Tại đây

Bài viết đã tổng hợp thông tin về quan trắc nghiêng công trình và các vấn đề liên quan. Để chọn mua máy toàn đạc điện tử chất lượng, độ chính xác cao, hỗ trợ hiệu quả cho công tác đo đạc, khảo sát, vui lòng liên hệ Việt Thanh Group. Việt Thanh Group luôn có những chính sách hỗ trợ khách hàng về chính sách, giá cả và hỗ trợ, giúp khách hàng an tâm khi lựa chọn.

>>> Xem thêm: Đo cao là gì? Phân loại và nguyên lý đo cao trong trắc địa

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.