Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi, đặc biệt là các hồ chứa, hồ thuỷ điện lớn nhận được sự quan tâm của đông đảo các kỹ sư. Vậy tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi nào đang được sử dụng hiện nay. Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần phải khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi
Khảo sát địa chất công trình thủy lợi nhằm mục đích thăm dò, phân tích, nghiên cứu điều kiện địa chất tại các khu vực, các tuyến có dự định thi công, từ đó lựa chọn ra tuyến khả thi nhất.
Hoạt động khảo sát địa chất hồ chứa sẽ giúp đánh giá cao trình giữ nước dự kiến, lựa chọn tuyến tốt nhất cho công trình đầu mối về điều kiện khảo sát địa chất, chọn ra tuyến tối ưu cho đường dẫn và các công trình quan trọng của dự án. Ngoài ra, khảo sát địa chất hồ chứa còn xem xét về khả năng trữ nước, chất lượng của vật liệu xây dựng và đề xuất giải pháp cho các vấn đề liên quan đến địa chất công trình. Cuối cùng là đưa ra những tồn đọng cần nghiên cứu tại giai đoạn sau.
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thủy lợi yêu cầu các vấn đề:
- Thu thập những kết quả nghiên cứu trước đó, tiến hành phân tích, đánh giá những kết quả đó và cả tài liệu nghiên cứu tiền khả thi
- Phân tích không ảnh và vẽ bản đồ địa chất
- Dự đoán khả năng động đất, xảy ra kiến tạo và tình trạng động địa động lực
- Đo, vẽ địa chất công trình
- Khảo sát địa vật lý
- Tiến hành khoan khảo sát hoặc đào, xuyên
- Thí nghiệm tại hiện trường và trong phòng
- Lập và hoàn thiện hồ sơ địa chất công trình
>> Xem thêm Một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi
Dưới đây là một số tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
- TCVN 8477 : 2010 – Công trình thủy lợi – yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
- TCVN 9140:2012 – công trình thủy lợi – yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát
- TCVN 9155 : 2012 – Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát
- TCVN 9402:2012 – chĩ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát cho xây dựng vùng cacxtơ
- 14 TCN 196-2006 Khảo sát công trình thủy lợi – Hướng dẫn phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm các mẫu
- 14 TCN 187 – 2006 Kỹ thuật khoan máy trong công tác KS CTTL
Quy trình khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi
Khi khảo sát các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, hồ thuỷ điện..) các kỹ sư cần áp dụng tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thủy lợi nhằm:
- Đo lường chính xác trữ lượng, khả năng trữ nước của hồ chức, các vị trí có thể bị rò nước, khu vực có nguy cơ trượt, sạt, ngập, bán ngập và đưa ra các thông số kỹ thuật
- Đề xuất phương án giải quyết vấn đề tồn động về địa chất công trình
- Nhận định về tình trạng khoáng sản tại hồ chứa
Dưới đây là quy trình khảo sát công trình thuỷ lợi đầy đủ và chi tiết nhất (thường được áp dụng trong khảo sát công trình thuỷ lợi là hồ chứa và hồ thuỷ điện).
Bản đồ không ảnh
Tiêu chuẩn hình ảnh thích hợp được chụp từ máy bay, có tỷ lệ trong khoảng 1/40000-1/60000 hoặc ảnh từ Google Earth với phiên bản gần nhất. Với công trình thủy lợi hồ chứa, ảnh nên bao quát được tới thung lũng, các sông lân cận, trong phạm vi 10km đường viền hồ và 5km tới hạ lưu đập.
Kỹ sư có thể sử dụng lại kết quả từ nghiên cứu ảnh từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
>> Xem thêm Mẫu báo cáo kết quả khảo sát địa hình chuẩn nhất
Đánh giá khả năng xảy ra động đất, kiến tạo, động địa động lực
Thu thập các tài liệu bổ sung, tận dụng kết quả từ khảo sát địa chất tiền khả thi để đánh giá về khả năng động đất, tình trạng động địa động lực hiện tại như xói mòn, mương lún, sạt lở,… cho công trình có động đất từ cấp VII.
Đo vẽ địa chất công trình
Trường hợp chưa lập khảo sát tiền khả thi, công trình cấp IV không cần thực hiện
Với những dự án từ cấp III:
- Hồ chứa tại vùng đồi thấp: Tỷ lệ 1/25000-1/50000
- Hồ chứa tại vùng núi: 1/5000-1/10000
- Khu vực địa chất đặc biệt như suối nước nóng, mỏ muối, đá vôi, hang động, sạt lở, tỷ lệ bản đồ cần lớn hơn nhưng không quá 1/2000
Thăm dò địa vật lý
Trường hợp chưa lập khảo sát tiền khả thi, công trình cấp IV không cần thực hiện
- Sắp xếp mặt cắt dọc và mặt cắt ngang với khoảng cách 200-500m, mật độ các điểm đo trên mặt cắt từ 10-15m
- Những khu vực có nguy cơ sạt lở tiến hành đo 1-3 mặt cắt tại mỗi vị trí với mật độ các điểm đo trên mặt cắt từ 10 – 15m.
Tiến hành khoan, đào
Lên phương án khoan, đào với mục đích lấy mẫu, phân tích điều kiện địa chất và làm rõ về tình hình mất nước, ổn định bờ hồ và tình trạng lầy thụt.
Tiêu chuẩn khảo sát địa hình công trình thủy lợi công trình yêu cầu:
- Phạm vi nguy cơ sạt lở: Từ 3 đến 5 lỗ khoan, khoan sâu 2-3m vào lớp đá gốc phong hóa. Nếu tầng đá phong hóa sâu hơn 1.5 chiều cao từ điểm lớn nhất của đập, chiều sâu hố khoan phải lớn hơn ⅓ hoặc ½ chiều cao của mái dốc.
- Tại đỉnh phân thủy, phương pháp thích hợp để thăm dò địa chất là xuyên vào tầng cách nước với độ sâu 2-3m. Trường hợp tầng cách nước nằm sâu hơn 1.5 lần chiều cao đập, độ sâu hố khoan cần thiết phải thấp hơn mực nước ngầm vào mùa khô từ 5-7m.
- Đặc biệt với khu vực karst, xói mòn hoặc đá có tính chất hòa tan, các chuyên gia khảo sát địa chất cần các tài liệu địa chất, các yếu tố khiến karst phát triển, tài liệu đo vẽ, phương pháp khoan đào, nghiên cứu đặc tính khác để hiểu được quy luật phát triển của karst.
Hai bước cuối cùng trong công cuộc khảo sát địa chất công trình thủy lợi là phân tích tại phòng thí nghiệm và lập hồ sơ khảo sát.
Bài viết dưới đây của Việt Thanh Group đã cung cấp kiến thức về tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi. Hy vọng với những thông tin mà Việt Thanh Group cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư.
Việt Thanh Group là đơn vị phân phối các thiết bị đo đạc chính hãng đến từ các thương hiệu như Hi-Target, Satlab...Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ.
Be the first to review “Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình thuỷ lợi đầy đủ nhất”