Tổng hợp các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng năm 2024

10/06/2024
751 lượt xem

Trắc địa là một ngành đòi hỏi độ chính xác của dữ liệu cao. Chính vì vậy mà Pháp luật đã ban hành các tiêu chuẩn cụ thể của ngành trắc địa nhằm mang toàn bộ các cơ sở dữ liệu đo đạc được về cơ sở thống nhất chung. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng nhé.

Các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng mới nhất

Để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn trong khi thi công các công trình xây dựng, Chính phủ đã ban hành một số tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng để giúp các kỹ sư dễ dàng triển khai công việc và mang đến những kết quả đo chính xác nhất có thể. Một số tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng chính hiện nay:

tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng
Tiêu chuẩn trắc đạc công trình xây dựng của Chính Phủ là kim chỉ nam cho các hoạt động đo đạc, địa chất

TCVN 8215-2009 về công trình thủy lợi

Tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng công trình thủy lợi trong TCVN 8215:2009 đưa ra các quy định về thiết kế, bố trí thiết bị quan trắc ở cụm các công trình đầu mối trong tất cả các cấp và đi theo mọi giai đoạn thiết kế của hệ thống thủy lợi, đê điều hoặc các công trình thủy điện.

TCVN 9360-2012 về kỹ thuật xác định độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học

Nội dung chính của văn bản TCVN 9360-2012 quy định về tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng để đo và xác định độ lún của các công trình xây dựng như nhà cao tầng, nhà dân sinh, các công trình công nghiệp… bằng phương pháp đo cao hình học kết hợp với các loại máy công nghệ cao. 

TCVN 9398-2012: Yêu cầu chung về công tác trắc địa trong xây dựng công trình 

tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng
Yêu cầu chung về trắc đạc công trình xây dựng được quy định trong TCVN 9398:2012

TCVN 9398:2012 đưa ra các quy định liên quan đến yêu cầu kỹ thuật khi đo vẽ bản đồ địa hình với tỉ lệ lớn và các hoạt động liên quan đến trắc địa công trình xây dựng để mang đến các dữ liệu, số liệu chuẩn để sử dụng trong thiết kế, thi công, lắp đặt và kiểm nghiệm, xác nhận chất lượng công trình xây dựng.

TCVN 9364-2012 về Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

Tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng nhà cao tầng trong văn bản TCVN 9364-2012 được áp dụng cho việc kiểm tra cũng như nghiệm thu công trình xây dựng theo từng giai đoạn cụ thể bắt đầu từ khi khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý và sử, dụng công trình. 

Đồng thời, tiêu chuẩn này còn áp dụng để đo đạc, quan trắc các biến dạng công trình xây dựng như nhà cao tầng, các dự án xây dựng khu công nghiệp, công trình xây dựng thấp tầng.

TCVN 9399-2012: Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa

Tiêu chuẩn trắc địa TCVN 9399-2012 đưa ra các quy định về các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quan trắc, phương pháp thực hiện, cách xử lý số liệu khi công trình phải chịu áp lực ngang và có xu hướng chuyển dịch ngang hoặc trượt trên nền đất.

TCVN 9400-2012 về việc xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa của nhà và công trình xây dựng dạng tháp 

Nội dung tiêu chuẩn này dùng để áp dụng trong việc quan sát độ nghiêng của các tòa nhà cao tầng, các hạng mục như bồn chứa nguyên liệu, bộ phận chứa vật liệu rời… trong các công trình công nghiệp,… khi đang trong quá trình thi công hoặc đã đưa vào sử dụng.

TCVN 9401- 2012 về việc đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình

Tiêu chuẩn TCVN 9401- 2012 quy định cụ thể các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến việc đo đạc, ghi chép và xử lý các số liệu GPS trong khi quan trắc công trình. Từ đó thiết lập lưới khảo sát công trình, lưới khống chế mặt bằng để chuẩn bị cho các công tác thi công, quan trắc biến dạng hay chuyển dịch ngang của công trình.

Một số thiết bị dùng trong công tác trắc địa thi công công trình xây dựng

Sau khi đã tìm hiểu những tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng mới nhất, Việt Thanh sẽ gợi ý đến quý bạn đọc những loại thiết bị đo đạc hỗ trợ công việc trắc địa nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.

Máy toàn đạc điện tử

tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng
Máy toàn đạc điện tử mang đến số liệu đo đạc chính xác

Máy toàn đạc điện tử được dùng để xác định sự bố trí của công trình ra thực địa với độ chính xác gần đạt đến sự tuyệt đối. Sử dụng chiếc máy toàn đạc điện tử này còn giúp kiểm tra được vị trí tương quan giữa các khối thi công với nhau, quan trắc biến dạng công trình (độ lún, biến dạng chuyển dịch ngang…) và đo các lưới khống chế mặt bằng. Một số dòng máy toàn đạc điện tử được ưu tiên sử dụng như: máy toàn đạc SatLab là SLT12, máy toàn đạc Leica TS03, máy toàn đạc Leica TS07, Máy toàn đạc Hi-Target HTS-720…

Máy thủy bình

Mặc dù máy thủy bình không cho ra kết quả chính xác gần như tối đa như máy toàn đạc điện tử nhưng nó lại được sử dụng nhiều để đo các điểm theo độ cao tạo các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà cao tầng.

Những loại máy thủy bình được dùng để đo các tuyến thủy chuẩn sẽ được sản xuất với độ chính xác cao hơn. Những thương hiệu máy thủy bình nổi tiếng hiện nay như Hi-Target Trung Quốc, Satlab Thụy Điển, Nikon Nhật Bản.

Máy GNSS RTK

Máy GNSS RTK cũng là thiết bị đo đạc được sử dụng nhiều trong việc quan trắc công trình xây dựng. Sử dụng thiết bị này sẽ giúp các cán bộ trắc địa:

  • Tính được diện tích chính xác của công trình xây dựng.
  • Khảo sát và thiết lập lưới khống chế tọa độ dựa trên độ cao cho phép.
  • Hỗ trợ xây dựng bản đồ địa chính chính xác cho khu vực xây dựng công trình.

Một số dòng máy GNSS RTK tường được sử dụng trong đo đạc, trắc địa phải kể đến như: Máy GNSS RTK Hi-Target V200, Máy GNSS RTK Hi-Target VRTK, Máy GNSS RTK Satlab SL7, Máy GNSS RTK Foif A80, Máy GNSS RTK Comnav T300 SE…

Những kỹ năng của một kỹ sư trắc địa công trình xây dựng

tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng
Kỹ sư trắc đạc công trình cần thành thạo nhiều kỹ năng nghề nghiệp

Những cán bộ, kỹ sư đảm nhiệm công tác trắc địa công trình xây dựng cần có những kỹ năng cần thiết dưới đây:

  • Thao tác nhuần nhuyễn các loại thiết bị hỗ trợ đo đạc như máy thủy bình, máy đo GPS, máy kinh vĩ, máy cân bằng laser, máy bộ đàm, định vị GPS cầm tay để có thể xử lý số liệu và đo vẽ bản đồ khi cần thiết.
  • Thành thạo tin học văn phòng với các phần mềm máy tính cơ bản như word, Excel để lập văn bản, báo cáo, theo dõi tiến độ công việc. Ngoài ra cán bộ trắc địa nên biết sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ khi làm việc như Autocad, phần mềm bình sai, phần mềm xử lý số liệu… 
  • Biết cách xây dựng, thiết kế hệ thống lưới khống chế trắc địa bằng các phép đo.
  • Biết cách quan sát và bố trí công trình từ bản đồ ra thực địa với độ sai số thấp.
  • Có khả năng phối hợp với công nhân trong các bộ phận khác để tiến hành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về các tiêu chuẩn trắc địa công trình mới nhất, chuẩn nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ có giá trị với những ai làm việc trắc đạc công trình. Nếu có bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào, mời quý bạn đọc để lại bình luận dưới bài viết nhé.

Việt Thanh Group là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. Từng hỗ trợ nhiều khách hàng trong công tác trắc địa công trình xây dựng. Bên cạnh đó, Việt Thanh còn là đơn vị cung cấp dịch vụ và các thiết bị đo đạc uy tín trên phạm vi toàn quốc. Nếu quý khách hàng cần tư vấn hoặc cần trợ giúp hãy liên hệ ngay đến hotline: 0972.819.598 nhé.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình mới nhất tại Việt Nam

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.