Để có một bản đồ địa hình thể hiện đầy đủ các yếu tố địa chất thì công tác đo đạc, khảo sát địa hình cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình. Vậy có những tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình nào? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình áp dụng tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi, nhiều tầng địa chất khác nhau do đó việc khảo sát địa hình để đo vẽ bản đồ địa hình muốn đạt độ chính xác cao cần phải dựa vào các tiêu chuẩn sau đây:
1.TCVN 9398:2012 – “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung.” Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu chung về công tác trắc địa trong xây dựng công trình tại Việt Nam.
2.TCVN 9401:2012 – “Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.” Tiêu chuẩn này quy định cách đo và xử lý dữ liệu GPS trong quá trình khảo sát địa hình.
3.Thông tư 68/2015/TT-BTNMT – “Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thanh lập bản đồ & cơ sở dữ liệu nền địa lý, tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000.” Thông tư này quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình để xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu nền địa lý với các tỷ lệ khảo sát khác nhau.
4.96TCN 43-90 – “Tiêu chuẩn ngành quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 (phần ngoài trời).” Đây là tiêu chuẩn quy định về quy phạm đo và vẽ bản đồ địa hình với các tỷ lệ khác nhau, đặc biệt là trong môi trường ngoài trời.
>> Xem thêm Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết
Ngoài những tiêu chuẩn đo vẽ địa hình ngoài thực địa, khi khảo sát địa hình tại các công trình xây dựng các kỹ sư cũng nên nắm được tiêu chuẩn đo vẽ bản đồ địa hình dành riêng cho các dự án công trình xây dựng như sau:
(1) QCVN 11: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao.
(2) TCVN 9360: 2012: Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng & công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
(3) TCVN 9364: 2012: Nhà cao tầng – kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
(4) TCVN 9399: 2012: Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa.
(5) TCVN 9400:2012: Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa.
Tất cả những tiêu chuẩn và quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng đo vẽ bản đồ địa hình tại Việt Nam được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy, đặc biệt khi đất nước này có địa hình đa dạng và đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tuân thủ quy định.
>> Xem thêm Hướng dẫn xác đị toạ độ địa lý một điểm trên bản đồ chính xác nhất
Việt Thanh Group – đơn vị cung cấp giải pháp đo vẽ bản đồ địa hình chính xác
Việt Thanh Group là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đo vẽ bản đồ địa hình bằng các thiết bị máy GNSS RTK, máy bay UAV RTK. Việt Thanh Group cam kết cung cấp các giải pháp đột phá cho việc thu thập, xử lý, hiển thị và lưu trữ dữ liệu trắc địa trực tuyến, giúp quý khách hàng nắm bắt thông tin chi tiết về địa hình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Với đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư Trắc địa – Bản đồ giàu kinh nghiệm và ứng dụng thành thạo công nghệ GPS RTK tiên tiến, Việt Thanh Group mang đến các dịch vụ đo đạc, tính toán, và biên tập bản đồ với độ chính xác và tính khách quan cao. Đo vẽ bản đồ địa hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch, xây dựng, và quản lý các dự án địa lý. Do đó, khi sử dụng dịch vụ đo vẽ bản đồ địa hình tại Việt Thanh Group, quý khách hàng những thông số địa hình chính xác để họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Ngoài ra, Việt Thanh Group còn là đơn vị phân phối các thiết bị đo đạc chính hãng như: Máy thuỷ bình, máy toàn đạc, máy GNSS RTK, máy bay UAV RTK...Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0972. 819.598 để được tư vấn và hỗ trợ.
Be the first to review “Một số tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình”