Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết

10/05/2024
1051 lượt xem

Công tác trong quy trình đo vẽ bản đồ địa hình và những số liệu cụ thể trong quá trình đo đạc thực địa có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đo vẽ bản đồ địa hình chính xác. Vậy quy trình đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết là gì? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

quy trình đo vẽ bản đồ địa hình

Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết

Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu mục đích yêu cầu

  • Thu thập tài liệu, số liệu trắc địa hiện có trong vùng: bản đồ cũ, số liệu trắc địa gốc, các mốc lưới khống chế trắc địa đã có. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, giao thông, dân cư khu vực đo vẽ.
  • Khảo sát ranh giới đo vẽ, đặc điểm địa hình và địa vật khu đo.

Thiết kế lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa hình

Trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất hiện có, thiết kế các phương án lưới khống chế. So sánh các phương án kết hợp khảo sát trực tiếp ngoài thực địa, từ đó chọn phương án tối ưu. Cố định và chôn mốc các đỉnh lưới khống chế phương án đã chọn. Ước tính độ chính xác công tác đo đạc lưới, thiết kế tiêu ngắm, giá ngắm, mốc khống chế.

 Đo đạc, tính toán bình sai và xác định vị trí các điểm khống chế trên giấy vẽ

  • Tiến hành đo đạc các yếu tố lưới bao gồm: trị số các góc, các cạnh, các chênh cao. Quá trình đo phải tuân thủ đúng quy trình, quy phạm và các hạn sai cho phép đã tính toán.
  • Các số liệu đo được tính toán, bình sai theo phương pháp thích hợp để xác định trị tin cậy của các đại lượng đo. Từ các trị đo sau bình sai và các số liệu trắc địa gốc, tiến hành tính toạ độ và độ cao các điểm khống chế.
  • Dựng lưới ô vuông toạ độ trên tờ giấy vẽ bản đồ, căn cứ vào toạ độ các điểm khống chế và hệ thống lưới ô vuông toạ độ, tiến hành xác định vị trí các điểm của khống chế trên tờ giấy vẽ bản đồ.

 Đo đạc – Vẽ và Tính toán bản đồ địa hình

  • Đo đạc các số liệu để xác định vị trí mặt bằng và độ cao các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật.
  • Tính sổ đo chi tiết gồm khoảng cách ngang từ máy tới các điểm chi tiết và độ cao các điểm chi tiết.
  • Vẽ bản đồ gốc: trên cơ sở số liệu khống chế và số liệu đo chi tiết; dùng thước đo độ, thước tỷ lệ, thước mm, bút chì hoặc các phần mềm chuyên dụng để xác định vị trí các điểm chi tiết trên tờ giấy vẽ bản đồ. Thể hiện các yếu tố địa vật bằng các ký hiệu qui ước, thể hiện địa hình bằng đường đồng mức.
  • Kiểm tra, nghiệm thu, biên tập, in ấn

>> Xem thêm Đo vẽ bản đồ địa hình là gì? Các phương pháp phổ biến

Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình
Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình

Các loại bản đồ địa hình được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay có 4 định dạng bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong công tác đo vẽ bản đồ địa hình là:

  • Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 và 1/1000: Dùng để lập thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện, dùng để tiến hành công tác thăm dò và tìm kiếm thăm dò chi tiết, tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích.
  • Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000 và 1/5000: Dùng để thiết kế mặt bằng của các thành phố và các điểm dân cư khác, được dùng trong công tác quy hoạch…
  • Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000 và 1/25000: Dùng trong công tác quy hoạch ruộng đất, quản lý ruộng đất, khảo sát các phương án quy hoạch thành phố, dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ôtô, làm cơ sở đo vẽ thổ nhưỡng thực vật, thiết kế các công trình thủy nông…
  • Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50000 và 1/100000: Dùng trong lĩnh vực kinh tế quốc dân, dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế, dùng để nghiên cứu các vùng về địa chất thủy văn… Các bản đồ tỉ lệ 1/100000 là cơ sở địa lý thành lập các bản đồ chuyên đề tỉ lệ lớn và trung bình.

>> Xem thêm Phương pháp lập bản đồ địa chính theo quy định pháp luật

Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình
Để đo vẽ bản đồ địa hình chính xác các kỹ sư nên lựa chọn được thiết bị đo đạc phù hợp

Thiết bị phù hợp đo vẽ bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình có thể được đo vẽ bằng phương pháp sử dụng máy toàn bạc, bàn đạc và phương pháp ảnh thông qua các thiết bị GNSS RTK hoặc máy bay UAV RTK.

  • Đối với bản đồ tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/500 có thể sử dụng các thiết bị đo đạc truyền thống như máy toàn đạc, máy thủy bình.
  • Đối với dạng bản đồ địa hình khổ lớn từ 1/2000 đến 1/25000 để công tác đo vẽ bản đồ địa hình được chính xác các kỹ sư nên lưu ý chuyển đổi sang thiết bị các thu phát tín hiệu từ vệ tinh như máy GNSS RTK. Với cấu hình mạnh mẽ, hiệu suất làm việc cao nhưng vẫn đạt được độ chính xác theo yêu cầu các thiết bị GNSS RTK giúp quy trình đo vẽ bản đồ địa hình được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/50000 đến 1/100000 các kỹ sư nên ứng dụng các thiết bị máy bay UAV RTK để khảo sát địa chất, lập bản đồ địa hình. Tuy nhiên, công nghệ máy bay không người lái UAV RTK vẫn đang là một công nghệ mới nên chi phí đầu tư vẫn còn đắt đỏ hơn so với những công nghệ trước đó.

Bài viết trên đây Việt Thanh Group đã tổng hợp quy trình đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết. Hy vọng với những thông tin mà Việt Thanh Group cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư trong việc lựa chọn được thiết bị phục vụ quy trình đo vẽ bản đồ địa hình.

Việt Thanh Group là đơn vị cung cấp các thiết bị đo đạc đạc chính hãng như: Máy thuỷ bình, máy toàn đạc, máy GNSS RTK, Máy bay UAV RTK … Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo một số thiết bị hỗ trợ đo vẽ bản đồ địa hình nổi bật.

Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Mới
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.