Đo đất bằng vệ tinh là một phương pháp sử dụng công nghệ vệ tinh để thu thập thông tin về bề mặt trái đất. Các dữ liệu thu thập được có thể sử dụng để thành lập bản đồ, hoặc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ mang đến những thông tin chi tiết về cách đo đất bằng vệ tinh, mời các bạn cùng theo dõi. 

Đo đất bằng vệ tinh thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) 

Đo đất bằng vệ tinh thường được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và một vài hệ thống tương tự như GLONASS, Galileo và BeiDou. Tất cả hệ thống này đều thuộc về GNSS (Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu) Sau đây là cách hoạt động của phương pháp này một cách chi tiết: 

Nguyên lý hoạt động cơ bản của GPS/GNSS: 

  • Vệ tinh phát ra tín hiệu: Các vệ tinh GNSS liên tục phát ra tín hiệu, chứa các thông tin về thời gian và vị trí của vệ tinh tại thời điểm phát.
  • Máy thu tín hiệu GPS/GNSS: Một thiết bị thu tín hiệu trên mặt đất (máy thu GPS như máy GPS RTK, máy GPS cầm tay) nhận ít nhất tín hiệu từ bốn vệ tinh để có thể tính toán được vị trí của nó. Sau đó máy thu sẽ tính toán thời gian để tín hiệu có thể đi từ vệ tinh đến được với máy thu, dựa vào đó có thể xác định được khoảng cách đến vệ tinh. 
  • Tọa độ địa lý: Máy thu GPS có thể xác định được tọa độ ba chiều (vĩ độ, kinh độ và độ cao) của vị trí hiện tại nhờ vào việc sử dụng dữ liệu từ ít nhất bốn vệ tinh.

>>>Xem thêm: Ứng dụng nổi bất nhất của GPS và những thông tin cần biết 

đo đất bằng vệ tinh
Phương pháp đo đất bằng vệ tinh thông qua GPS

Một vài phương pháp đo cụ thể

  • Đo đạc điểm độc lập (Single Point Positioning)
    • Ứng dụng: Phương pháp này thường được sử dụng trong những ứng dụng không yêu cầu quá cao về độ chính xác, những định vị mang tính đơn giản hoặc chỉ dẫn đường. 
    • Độ chính xác: Không quá cao, chỉ vài mét. 
  • Đo động học thời gian thực (Real-Time Kinematic, RTK) 
    • Ứng dụng: Được sử dụng trong việc khảo sát địa hình, địa chính, xây dựng và nông nghiệp. 
    • Cách hoạt động: Sử dụng một hoặc nhiều máy thu di động cùng một trạm cơ sở cố định. Trạm cơ sở sẽ phát tín hiệu chính tới một máy thu di động để đảm bảo độ chính xác cao nhất. 
    • Độ chính xác: Đến mức vài cm.
  • Đo động học sau xử lý (Post-Processed Kinematic, PPK)
    • Ứng dụng: Được sử dụng trong khảo sát địa chính và ứng dụng nghiên cứu khoa học.
    • Cách hoạt động: Sau khi thu thập dữ liệu từ máy thu di động, dữ liệu sẽ được lưu trữ và xử lý sau khi hoàn tất việc khảo sát để thu được kết quả chính xác nhất. 
    • Độ chính xác: Đến mức vài cm tương tự như với RTK.
  • Đo tĩnh (Static Surveying)
    • Ứng dụng: Được sử dụng để đo các điểm cố định và thường được sử dụng trong việc thiết lập mạng lưới các tọa độ địa chính. 
    • Cách hoạt động: Máy thu GPS sẽ được đặt tại một vị trí cố định trong một khoảng thời gian nhất định (có thể từ vài phút đến vài giờ) để thu thập được dữ liệu. Sau đó sẽ được xử lý để thu được độ chính xác cao nhất. 
    • Độ chính xác: Có thể lên tới mm. 

Các bước để có thể đo đất bằng vệ tinh: 

  • Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị: 
    • Chuẩn bị máy thu GPS/GNSS (bao gồm cả anten và bộ thu).
    • Trạm cơ sở (trong trường hợp sử dụng phương pháp RTK hoặc PPK).
  • Bước 2: Cài đặt cấu hình và thiết bị: 
    • Lựa chọn vị trí và đặt máy thu tại điểm cần đo sau đó khởi động thiết bị.
    • Bắt đầu thiết lập kết nối với các vệ tinh GNSS (thường là tự động).
  • Bước 3: Thu thập dữ liệu: 
    • Đối với phương pháp đo tĩnh: Đặt máy thu tại một điểm cố tính trong một khoảng thời gian đủ dài để có thể thu thập được dữ liệu.
    • Đối với phương pháp đo động (RTK.PPK): Di chuyển máy thu tới các điểm cần đo, luôn đảm bảo rằng tín hiệu từ trạm cơ sở phải được thu nhận liên tục.
  • Bước 4: Xử lý dữ liệu: 
    • Sử dụng những phần mềm chuyên dụng để xử lý và phân tích những dữ liệu đã thu thập được.
    • Đối với RTK: Hiệu chỉnh tín hiệu về thời gian thực.
    • Đối với PPK: Sau khi thu dữ liệu, xử lý để cải thiện và nâng cao độ chính xác. 
  • Bước 5: Xuất kết quả: 
    • Kết quả cuối cùng sau khi thu được sẽ là tọa độ địa lý của các điểm đo, tọa độ này có thể được sử dụng trong việc lập các bản đồ, khảo sát địa hình hoặc sử dụng với nhiều mục đích khác. 

Các ứng dụng trên thực tế

  • Công tác khảo sát địa chính: Sử dụng để xác định các ranh giới đất đai, đo đạc thửa đất, lập các bản đồ địa chính.
  • Ứng dụng trong xây dựng: Định vị được công trình xây dựng, giám sát và kiểm tra tiến độ cũng như chất lượng của công trình đang thi công. 

Phương pháp đo đất bằng vệ tinh mang lại độ chính xác cao và có thể ứng dụng được nhiều lĩnh vực trên thực tế. Cải thiện hiệu quả và giảm các chi phí so với nhiều phương pháp đo truyền thống. 

Tham khảo sản phẩm máy GNSS RTK Hi-Target V200 tại gian hàng của Việt Thanh Group để nhận được tư vấn và hỗ trợ giải đáp. 

đo đất bằng vệ tinh
Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để đo đất

Các phần mềm hỗ trợ đo đất bằng vệ tinh 

Một số cách đo đất trên bằng vệ tinh bằng phần mềm sử dụng hệ thống GPS được tích hợp trên các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, laptop, máy tính bảng có thể kể đến như Google Maps,Google Earth Pro, ArcGIS, AutoCAD Civil 3D,….

Google Maps 

Google Maps là một dịch vụ bản đồ trực tuyến phổ biến do Google phát triển. Nó cung cấp bản đồ chi tiết, hình ảnh vệ tinh, thông tin giao thông thời gian thực, điều hướng, và nhiều tính năng khác. Dù không chuyên sâu vào đo đạc đất đai như các phần mềm GIS chuyên dụng, Google Maps vẫn có thể được sử dụng để thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến đo đạc và quản lý đất đai nhờ vào các tính năng và tiện ích của nó.

Google Earth Pro

Google Earth Pro cho phép đo khoảng cách giữa các điểm và diện tích của các khu vực phức tạp bằng cách tạo ra các đa giác và đường tuyến. Công cụ này hữu ích cho việc đo đạc chính xác các mảnh đất, khu vực xây dựng, và nhiều đối tượng khác.

ArcGIS

ArcGIS là một hệ thống thông tin địa lý (GIS) mạnh mẽ, cho phép người dùng thu thập, quản lý, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Nó hỗ trợ việc thu thập dữ liệu từ các thiết bị GPS và tích hợp chúng vào bản đồ và cơ sở dữ liệu địa lý.

AutoCAD Civil 3D

AutoCAD Civil 3D là một phần mềm thiết kế và lập bản đồ hạ tầng, hỗ trợ tích hợp dữ liệu GPS và GNSS. Nó cung cấp các công cụ cho thiết kế, phân tích, và quản lý dự án hạ tầng. Với nhiều ứng dụng trong việc quy hoạch đô thị, khảo sát xây dựng, đo đạc đất đai.

Trên đây là những thông tin về phương pháp đo đất bằng vệ tinh sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Quý khách hàng cũng có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan đến trắc địa tại tin tức trắc địa của Việt Thanh Group.

 >>>Xem thêm: ứng dụng nổi bật nhất của GPS

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *