Tìm hiểu về các đặc điểm công tác thủy đạc

30/07/2024
106 lượt xem

Công tác thủy đạc là một lĩnh vực quan trọng trong ngành hàng hải và khoa học địa lý. Nó liên quan đến việc đo đạc và nghiên cứu các đặc điểm dưới nước của biển, hồ, sông ngòi và các vùng nước khác. Máy GNSS RTK là một trong các thiết bị đo đạc được sử dụng nhiều trong công tác này. Để việc đo đạc được diễn ra hiệu quả và chính xác cần tìm hiểu chi tiết về đặc điểm công tác thủy đạc trong bài viết dưới đây của Việt Thanh Group. 

Đặc điểm công tác thủy đạc – Chịu sự biến động trong môi trường biể

Các công tác đo đạc trên biển thông thường sẽ được tiến hành trên các tàu thuyền hoặc các thiết bị nổi. Mặc dù trong quá trình được neo đậu thì những thiết bị này vẫn chịu tác động và dịch chuyển theo một đường cong. Tùy và cấu tạo và kích thước của tàu, độ sâu của sóng biển, phương và độ lớn lực tác động của gió hay các dòng biển mà chúng có thể dao động trong khoảng vài mẹt, vài chục mét hoặc có thể là hơn thế nữa.

Với điều kiện môi trường làm việc thay đổi liên tục như vậy các thông số đo đạc được về mặt hình học cũng thay đổi theo. Kéo theo đó là kết quả đo đạc có thể không hoàn toàn chính xác mặc dù được đo lại nhiều lần. Vì lý do này, không nên sử dụng các thiết bị đo góc có độ chính xác cao trên tàu. Kết luận là không nên sử dụng các phương pháp đo đạc truyền thống để xây dựng các cơ sở thủy đạc. 

>>>Xem thêm: Những nguyên tắc trắc địa biển dành cho các kỹ sư

đặc điểm công tác thủy đạc
Đặc điểm công tác thủy đạc – Chịu sự biến động trong môi trường biển

Mốc trắc địa không thể bố trí trên mặt biển hoặc đại dương 

Vì lý do không thể bố trí mốc trắc địa trên mặt biển và đại dương mà phải thực hiện các công tác đo đạc các điểm khống chế trên biển vào mạng lưới khống chế trắc địa ở trên đất liền. Một số các phương pháp thay thế chủ yếu là đo khoảng cách và các hàm của nó (như hiệu khoảng cách, tổng khoảng cách,..)

Khoảng cách đo trong công tác thủy đạc có thể biến đổi từ vài mét đến vài ngàn kilomet, tùy thuộc vào đối tượng đo ở gần hay xa bờ. Thông thường, thường sử dụng các thiết bị điện tử để đo các khoảng cách này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường biển đến đường truyền của sóng điện từ, những thiết bị này không đạt độ chính xác cao như các thiết bị điện tử sử dụng trên đất liền.

Ngoài ra, môi trường biển làm giảm độ chính xác của kết quả đo, và việc xác định sai số này rất khó khăn. Vì vậy, khi đo khoảng cách từ mốc trên bờ đến tàu với chiều dài 30-40 km, sai số tương đối trong khoảng 1/10000 đến 1/5000 là chấp nhận được.

 Việc ứng dụng các hệ thống dẫn đường vệ tinh (GPS, GLONASS, Galileo, Transit, Tsicada,…) trong trắc địa biển đã cải thiện độ chính xác của tọa độ các đối tượng trên biển. Tuy nhiên, các mốc trắc địa đặt trên bờ vẫn không thể thiếu, vì chúng đóng vai trò làm cơ sở cho việc đo vẽ biển và nghiên cứu đại dương.

đặc điểm công tác thủy đạc
Đặc điểm công tác thủy đạc về các sai số không tránh khỏi

Sẽ có những sai lệch về độ chính xác của kết quả đo

Các tính chất vật lý của môi trường biển cần được xác định một cách chính xác và nó vô cùng quan trọng. Như chúng ta đã biết, trong tất cả các dải tần của sóng điện từ, chỉ có ánh sáng với bước sóng khoảng 0,5 µm (trong phổ tím-xanh) có thể truyền qua được nước cùng khoảng cách tối đa là 60 mét. Điều này hạn chế đáng kể việc sử dụng sóng điện từ để đo sâu. Ngoài ra, sóng radio với bước sóng lớn hơn 10 km (tần số rất thấp) cũng có thể truyền qua nước nhưng không quá 30 mét. Vì vậy, việc sử dụng sóng điện từ trong đo sâu là rất hạn chế.

Trên thực tế, sóng âm có thể truyền qua môi trường nước với mọi khoảng cách. Do đó, hầu hết các thiết bị thủy đạc sử dụng trong môi trường nước đều hoạt động dựa trên sóng âm và các nguyên tắc thủy âm. Sự lan truyền của sóng âm trong nước tương tự như sóng điện từ trong khí quyển, nhưng tốc độ và quỹ đạo của sóng âm bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố của môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn, áp suất, độ sâu…). Điều này làm giảm độ chính xác của kết quả đo.

Việc tính toán các sai lệch này gần như không thể. Ngoài những yếu tố chính nêu trên, còn có nhiều yếu tố khác khiến việc xác định tọa độ trên biển và dưới đại dương không đạt được độ chính xác cao. Những đặc điểm này cần được xem xét khi thiết kế mạng lưới trắc địa để đo vẽ biển và nghiên cứu các dạng công tác trắc địa biển.

Các dòng máy thủy bình sử dụng phương pháp đo cao độ hình học để hỗ trợ công tác thủy đạc như: Sokkia B40A, Satlab SAL32, Hi-Target HT32, Sokkia SDL30, Sokkia SDL50,..

Đặc điểm công tác thủy đạc thể hiện sự phức tạp và yêu cầu cao về kỹ thuật trong việc thu thập và xử lý dữ liệu dưới nước. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại như các hệ thống dẫn đường vệ tinh và các thiết bị đo sâu sử dụng sóng âm, độ chính xác trong công tác thủy đạc đã được cải thiện đáng kể. Ngoài ra sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc cũng là yếu tố then chốt để dữ liệu sau khi thu về được chính xác hơn. 

Tham khảo thêm dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc tại Việt Thanh Group hoặc liên hệ đến Hotline: 0972 819 598 để được hỗ trợ tư vấn về các thiết bị đo đạc và các chính sách hậu mãi của chúng tôi. 

>>>Xem thêm: Công tác trắc đạc trong xây dựng và các phương pháp trắc đạc hiện đại

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.