Mốc giới là gì? Quy định cụ thể về mốc giới

17/05/2024
409 lượt xem

Mốc giới là ranh giới phân định đường biên giới giúp xác định địa giới hành chính của từng thủa đất. Vậy mốc giới là gì? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

mốc giới là gì

Mốc giới là gì?

Mốc giới bao gồm mốc chính và mốc phụ, được cắm trên đường biên giới hoặc hai bên đường biên giới, là vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới và thể hiện hướng đi của đường biên giới tại thực địa. Tọa độ của các mốc giới được đo tại thực địa và thể hiện trong các văn kiện phân giới, cắm mốc và kiểm tra liên hợp.

Các vật mốc giới có thể là cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới.

>>Xem thêm Mốc lộ giới là gì? Quy định cắm mốc lộ giới chuẩn

Quy định các loại mốc giới ngoài thực địa

Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD, các loại mốc giới được quy định như sau:

  • Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
  • Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
  • Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
  • Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
  • Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.

>> Xem thêm Quy định về mốc lộ giới đường bộ mới nhất

mốc giới là gì
Quy định các loại mốc giới ngoài thực địa

Quy định về độ sâu chôn mốc giới

Theo như thông tư số 15/2010/TT-BXD quy định về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị, áp dụng từ ngày 12/10/2010 của Bộ xây dựng quy định độ chôn sâu mốc giới mốc giới này sẽ được chôn ngoài thực địa với độ sâu tối thiểu là 100cm.

Khoảng cách giữa các mốc giới từ 30m trở lên

Khoảng cách giữa các mốc từ 30m trở lên, tuỳ thuộc vào địa hình địa mạo khu vực cắm mốc, đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ. Trường hợp khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30m thì phải giải trình trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.

Các cột mốc được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết; đế mốc có kích thước 40x40x50 cm; thân mốc dài 90 cm; mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc.

Mặt cắt ngang mốc tim đường (hình tròn), mốc chỉ giới đường đỏ (hình vuông) và mốc ranh giới các khu vực (hình tam giác đều) đều có đường kính hoặc chiều dài cạnh là 15cm. 

mốc giới là gì
Trước khi chôn mốc giới ở vị trí chính xác các kỹ sư cần dành thời gian khảo sát địa chất, địa hình

Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã cung cấp những kiến thức về mốc giới là gì? Hy vọng với những thông tin mà Việt Thanh Group đã tổng hợp sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc.

Việt Thanh Group là đơn vị cung cấp các thiết bị đo đạc chính hãng đến từ những thương hiệu uy tín như Hi-Targert, Satlab…Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.