Bạn có bao giờ thắc mắc làm sao để có được những con đường dài, uốn lượn qua những ngọn núi mà vẫn đảm bảo an toàn? Chính là dựa vào cơ sở nền tảng của công tác trắc địa công trình giao thông. Ngay bây giờ hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết vai trò, ý nghĩa, ứng dụng của trắc địa trong công trình giao thông và một số thiết bị hỗ trợ nhé.
>>> Xem thêm: Máy GPS RTK . máy thủy bình ứng dụng trong trắc địa công trình giao thông
Tại sao trắc địa lại quan trọng trong xây dựng công trình giao thông?
Theo tài liệu chuyên ngành nhận định: “Trắc địa công trình là khảo sát thiết kế công trình, triển khai bản vẽ thiết kế công trình ra thực địa set out, phục vụ thi công và giám sát thi công xây dựng công trình đúng bản vẽ thiết kế, quan trắc chuyển dịch và biến dạng của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình.”
Như vậy, trắc địa công trình giao thông là một phần trong trắc địa công trình, là khoa học ứng dụng, nghiên cứu để xác định vị trí, kích thước, hình dạng các điểm trên bề mặt Trái đất thông qua các đo đạc, tính toán, phục vụ cho thiết kế, thi công và quản lý các công trình giao thông.
Trắc địa có vai trò quan trọng trong công trình giao thông, vì:
- Đảm bảo xây dựng chính xác: trắc đạc đảm bảo các công trình giao thông được xây dựng đúng thiết kế, tránh sai lệnh, an toàn và chất lượng.
- Đảm bảo tính an toàn cao: Việc đo đạc chính xác giúp giảm thiểu những rủi ro như nứt nẻ, sụt lún,… đảm bảo an toàn cho người sử dụng và công trình.
- Tối ưu hóa các chi phí và nguồn lực: trắc đạc giúp việc lên kế hoạch thực hiện thi công hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức; tránh lãng phí chi phí vật tư và nhân lực.
- Quản lý tài sản hiệu quả: trắc địa hiệu quả trong quản lý, giám sát và bảo trì các công trình giao thông, đảm bảo tuổi thọ của các công trình.
>>> Xem thêm: Trắc địa là gì?
Ứng dụng của Trắc địa công trình giao thông
Trắc địa công trình giao thông đường bộ
Ứng dụng trắc đạc được áp dụng ngay từ khi bắt đầu khảo sát và lên phương án thiết kế công trình giao thông đường bộ. Từ khảo sát, đo đạc, thu thập dữ liệu về địa hình, vị trí đảm bảo đầy đủ, chi tiết và chính xác, cụ thể như:
- Đường bộ: xác định tuyến đường, mặt cắt ngang, đo quan trắc lún, nứt nẻ,…
- Cầu: xác định vị trí trụ cầu, kiểm tra và đánh giá biến dạng cầu, độ võng.
- Hầm: khảo sát địa chất, thiết kế hầm, đo lường trong quá trình thi công
Việc khảo sát, đo đạc và tính toán này, giúp chúng ta nghiên cứu, đánh giá và lường trước được những khả năng và phương án thi công đảm bảo cả chất lượng, tiêu chuẩn và tính mỹ quan của công trình giao thông đường bộ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng năm 2024
Trắc địa công trình giao thông đường sắt
Trong xây dựng công trình giao thông đường sắt, việc đo đạc thực địa, nghiên cứu, đánh giá địa hình đóng vai trò rất lớn để bảo vệ và giữ gìn hệ thống đường ray. Điều này còn vô cùng cần thiết đối với những địa hình phức tạp, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến con người và hàng hóa.
Trắc địa công trình giao thông đường thủy
Các vấn đề liên quan đến giao thông đường thủy cần tiến hành đo đạc như dòng chảy, lưu lượng nước,… có ý nghĩa quan trọng trong việc phân luồng giao thông đường thủy và giúp tàu thuyền di chuyển thông suốt và an toàn.
Bên cạnh đó, việc đo đạc chính xác, giúp công tác xây dựng hệ thống cảng, kè, đập, bến neo và xây dựng hệ thống hải đăng, phao tiêu hợp lý.
>>> Xem thêm: Công tác trắc đạc trong xây dựng và các phương pháp trắc đạc hiện đại
Các giai đoạn ứng dụng trắc địa công trình giao thông
Việc áp dụng trắc đạc trong xây dựng công trình giao thông được tiến hành từ giai đoạn khảo sát đến bàn giao công trình, cụ thể như sau:
- Khảo sát địa hình: thu thập, tổng hợp các dữ liệu về địa hình, địa chất, thủy văn,… nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, xác định tuyến đường phù hợp.
- Thiết kế công trình giao thông: sử dụng các dữ liệu đã thu thập được, xử lý và tính toán các thông số cần thiết để lên thiết kế công trình như đường bộ, cầu, hầm,… đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định và tính khoa học,.
- Quá trình thực hiện thi công: giám sát, kiểm tra lại công trình giao thông thi công có đảm bảo đúng thiết kế về vị trí, hình dạng, cao độ của và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót.
- Bàn giao: sau khi hoàn thành công trình giao thông, sẽ kiểm tra nghiệm thu và bàn giao.
>>> Xem thêm: Quy trình khảo sát địa hình công trình giao thông gồm những bước nào?
Các công cụ và thiết bị hỗ trợ trắc địa công trình giao thông
Công tác trắc đạc trong công trình giao thông đảm bảo tính chính xác cao nên cần sự hỗ trợ của nhiều thiết bị, máy móc đo đạc hiện đại, đa năng, phổ biến nhất là:
- Máy thủy bình: phục vụ đo đạc địa chất, xây dựng, dùng đo độ cao, đo góc, khoảng cách của 1 điểm bất kỳ hoặc độ cao giữa 2 điểm chính xác đến từng milimet
- Máy GNSS RTK: ứng dụng rộng rãi trong trắc địa, đo đạc địa hình, xây dựng,…
- Máy toàn đạc điện tử: sử dụng và cho kết quả chính xác, nhanh chóng trong đo góc, đo khoảng cách.
- Máy kinh vĩ: sử dụng trong đo đạc khảo sát, độ thẳng đứng của kết cấu, công trình,…như đo góc đứng, đo góc bằng.
>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc giá tốt nhất, uy tín chính hãng
Tóm lại, trắc địa công trình giao thông là ngành khoa học vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và quản lý mọi công trình giao thông. Chúng ta có những con đường, lối đi an toàn, hiện đại và bền vững nhờ trắc đạc công trình giao thông chính xác và khoa học. Nhớ theo dõi các bài viết mới nhất từ Việt Thanh Group để có thêm nhiều kiến thức mới bổ ích bạn nhé!
Be the first to review “Tìm hiểu chi tiết về Trắc địa công trình giao thông”