5 Đặc điểm của phương pháp đo ảnh viễn thám

22/08/2024
61 lượt xem

Phương pháp đo ảnh là một kỹ thuật quan trọng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ trắc địa, xây dựng,… cho đến y học. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết các đặc điểm của phương pháp đo ảnh và thiết bị hỗ trợ thực hiện phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Địa chỉ bán máy thủy bình chính hãng, giá tốt, hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất ở đâu?

Đặc điểm của phương pháp đo ảnh

Dac-diem-cua-phuong-phap-do-anh-1
Đặc điểm của phương pháp đo ảnh nổi bật là tính không tiếp xúc đối tượng đo

Phương pháp đo ảnh (tên đầy đủ là phương pháp đo đạc chụp ảnh) còn gọi là phương pháp trắc địa là phương pháp đo gián tiếp thông qua ảnh hoặc các nguồn thông tin, cho kết quả thu được của các đối tượng đo trên bề mặt tự nhiên của Trái đất.

Với nhiệm vụ là xác định trạng thái hình học của đối tượng, phương pháp đo ảnh cho ta biết vị trí, kích thước, hình dạng và mối quan hệ của đối tượng đo. Và các đối tượng đo được biểu diễn dưới dạng bản đồ hoặc bình đồ.

Vì vậy, các đặc điểm của phương pháp đo ảnh bao gồm:

Tính không tiếp xúc

Đây vừa là đặc điểm hiển nhiên vừa là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp đo ảnh so với các phương pháp đo truyền thống như đo dây, đo băng. Phương pháp đo ảnh cho phép bạn đo đạc đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đo các đối tượng lớn, ở khu vực nguy hiểm hoặc khó tiếp cận một cách hiệu quả và nhanh chóng như khi thực hiện đo các hang động, vách đá, công trình cao tầng,…

Đồng thời với tính không tiếp xúc – một đặc điểm của phương pháp đo ảnh sẽ hạn chế làm hư hỏng hoặc làm thay đổi trạng thái của đối tượng đo.

Độ chính xác cao

Đặc điểm này của phương pháp đo ảnh được được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu. Đặc biệt khi phương pháp đo ảnh được thực hiện bởi các thiết bị đo đạc hiện đại và phần mềm xử lý ảnh chuyên dụng, cho kết quả chính xác rất cao.

Đối tượng đo đa dạng

Phương pháp đo ảnh có thể áp dụng cho nhiều loại đối tượng khác nhau, từ vật thể bé nhỏ đến các khu vực rộng lớn, từ vật thể tự nhiên như cây cối, sông hồ,… đến vật thể nhân tạo như công trình xây dựng – kiến trúc, cơ sở hạ tầng,…một cách linh hoạt, đáp ứng nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau.

>>> Xem thêm: Phương pháp đo đạc trắc địa: Khái niệm và ứng dụng

Tạo ra bản đồ và mô hình 3D sống động

Thông qua phương pháp đo ảnh, bạn sẽ có nhiều bức hình được chụp từ nhiều góc độ khác nhau, kết hợp phần mềm chuyên dụng xử lý ảnh, từ đó tạo ra các bản đồ, mô hình 3D chi tiết, sống động của đối tượng từ đám mây điểm.

Tính hiệu quả

Với các đặc điểm của phương pháp đo ảnh trên bạn có thể thấy rằng so với phương pháp truyền thống thì phương pháp đo ảnh tiết kiệm chi phí và thời gian, trong thời gian ngắn đã thu thập được lượng lớn dữ liệu chính xác, tự động hóa.

Tính ứng dụng cao

Phương pháp đo ảnh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi các đặc điểm nổi bật, linh hoạt trên, bao gồm:

  • Trong trắc địa dùng để đo vẽ địa hình, lập bản đồ địa hình
  • Trong xây dựng sử dụng để lên thiết kế, đo đạc và kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng công trình
  • Trong lâm nghiệp sử dụng đo đạc diện tích rừng, đánh giá tình trạng rừng
  • Trong khảo cổ học sử dụng để khảo sát, đánh giá các hiện vật, di tích
  • Trong y học sử dụng nhằm phân tích hình ảnh y tế hoặc đo đạc các bộ phận cơ thể
  • Trong quốc phòng sử dụng để phục vụ giám sát hoặc thu thập thông tin tình báo. 

>>> Xem thêm: Top máy trắc địa công trình không thể thiếu trong đo đạc

Thiết bị hỗ trợ thực hiện phương pháp đo ảnh

Dac-diem-cua-phuong-phap-do-anh-2
Sử dụng thiết bị đo đạc chính xác để thực hiện phương pháp đo ảnh

Như trên có đề cập, đặc điểm của phương pháp đo ảnh cũng như để thực hiện phương pháp này cần sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc hiện đại khác nhau. Dưới đây là một số thiết bị đo đạc chính hỗ trợ cho phương pháp đo ảnh:

  • Máy bay UAV RTK là máy bay không người lái tích hợp flycam và bộ thu tín hiệu GPS RTK 2 tần số cho khả năng khảo sát địa hình hiệu quả và độ chính xác cao. Với thiết bị hiện đại này, phương pháp đo ảnh dễ dàng thực hiện thu thập được lượng lớn dữ liệu nhanh chóng, linh hoạt kể cả ở những khu vực rộng lớn hoặc nguy hiểm, khó tiếp cận.
  • Máy GNSS RTK: Phương pháp đo ảnh sẽ được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa khả năng của máy ảnh tạo ra hình ảnh chi tiết và khả năng thu thập dữ liệu tọa độ địa lý tại thời điểm chụp với độ chính xác cao của máy RTK. Từ đó cho phép tạo ra các đối tượng đo nhanh chóng, hiệu quả bằng các mô hình 3D chi tiết, sinh động.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể đo vẽ địa hình áp dụng ở khu vực quy mô nhỏ và không có nhiều yếu tố ảnh hưởng bằng ảnh chụp từ mặt đất kết hợp với thiết bị hỗ trợ là máy thủy bình. Máy thủy bình có chính năng chính là đo độ chênh lệch cao độ giữa các điểm, xác định độ dốc, độ nghiêng và ứng dụng lập bản đồ địa hình.

Một số thương hiệu máy thủy bình được ưa chuộng như máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Nikon, máy thủy bình Satlab,… nổi bật với các model Hi-target HT32, Nikon AC-2S, Satlab SAL32,… được đánh giá cao.

>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc uy tín tại Việt Thanh Group

Phương pháp đo ảnh là phương pháp hiệu quả, linh hoạt, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn các đặc điểm của phương pháp đo ảnh cùng với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ, trong tương lai, phương pháp này sẽ còn được ứng dụng rộng rãi hơn nữa.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.