Khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các quyền liên quan đến đất đa như sang nhượng, cho tặng, thừa kế… hoặc nhận thấy có sự khác biệt giữa diện tích thực với diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ có quyền xin đo đạc lại đất đai. Vậy hồ sơ xin đo đạc lại đất gồm những gì? Thông tin sẽ được Việt Thanh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
>> Xem thêm: Máy thủy bình – thiết bị đo đạc hiện đại, chính xác hiện nay
Chi tiết bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đai
Khi người sử dụng đất đai có nhu cầu cần đo đạc, xác định lại ranh giới thửa đất đang sử dụng thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định trong Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Theo đó, bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đai bao gồm:
Thứ nhất: Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai). Tải mẫu đơn xin đo đạc lại đất đai tại đây.
Thứ hai: Bản sao một trong các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, tùy từng trường hợp bao gồm:
- Giấy tờ liên quan đến việc chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất tạm thời được cấp hoặc được ghi tên trong sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Những giấy tờ liên quan đến quyền thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hợp pháp.
- Giấy tờ chứng minh việc giao nhà tình nghĩa, tình thương gắn liền với đất.
- Giấy tờ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ liên quan đến việc thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
Đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin đo đạc lại đất đai
Sau khi đã chuẩn bị bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đầy đủ thì người sử dụng đất sẽ nộp 1 bộ hồ sơ đó tại văn phòng đăng ký đất đai. Nếu địa phương đó chưa có văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.
Nếu người yêu cầu đo đạc lại đất đai có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có mảnh đất đó sẽ là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền. (Theo quy định trong khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về chức năng của văn phòng đăng ký đất.)
Xem thêm: Quy định về đo đạc đất đai mới nhất
Quy trình đo đạc lại đất đai
Tại Điều 72a Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 47 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định chi tiết về quy trình đo đạc lại đất đai chi tiết như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin đo đạc lại đất đai
Những người có nhu cầu cần đo đạc, xác định lại diện tích, ranh giới đất sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đai đầy đủ gửi lên cơ quan có thẩm quyền như Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện hoặc UBND cấp xã nơi có thửa đất cần xin đo đạc lại.
Bước 2: Tiếp nhận bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/ huyện hoặc UBND cấp xã tiếp nhận bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất đai và xác định ranh giới thửa đất mà người dân gửi lên.
Nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định thì sẽ được thụ lý và giải quyết. Thời gian giải quyết sẽ không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ có kèm theo văn bản nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ để người dân thực hiện theo.
Bước 3: Tiến hành đo đạc lại ranh giới đất đai
Căn cứ vào những hồ sơ yêu cầu liên quan cùng với xác nhận của UBND cấp xã nơi có thửa đất để các cơ quan hữu quan tiến hành thành lập hội đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo đúng quy định pháp luật.
Cơ quan chức năng cũng phải làm nhiệm vụ thông báo cho người có yêu cầu đo đạc lại đất về thời gian tiến hành kiểm tra, đo đạc thực tế. Sau đó cơ quan chức năng sẽ cử cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định pháp luật.
Bước 4: Bàn giao kết quả đo đạc
Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến đo đạc, xác định ranh giới đất đai, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hoàn trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất.
Các trường hợp cần đo đạc lại đất đai
Dưới đây là những trường hợp cần thiết phải đo đạc lại đất đai theo quy định tại Khoản 3, điều 17, thông tư số 25/2014/TT-BTNMT bao gồm:
- Cần nộp hồ sơ xin đo đạc lại đất để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn cứ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Trên sổ đỏ sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin liên quan đến thửa đất như ranh giới, diện tích, số tờ, số thửa… Để có được những con số chính xác hiển thị trên sổ đỏ thì bắt buộc phải đo đạc lại đất đai.
Trong quá trình đo đạc, những thiết bị, máy móc đo đạc hiện đại được ứng dụng như như máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình,… là rất cần thiết. Trong đó, những thương hiệu máy thủy bình đang được tin dùng như máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Sokkia,… với các model được đánh giá cao như Satlab SAL32, Hi-target HT32, Topcon AT-B4A, Sokkia B40A,…
- Đo đạc lại đất đai trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Khi tiến hành đo đạc cơ quan có thẩm quyền sẽ có căn cứ để tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Cắm mốc ranh giới đất là gì? Thủ tục và quy định thực hiện
Trên đây là những thông tin giải đáp về bộ hồ sơ xin đo đạc lại đất gồm những gì cũng như quy trình, thủ tục mà người sử dụng đất phải tuân thủ khi có nhu cầu đo đạc, xác định lại ranh giới đất. Hy vọng chúng sẽ hữu ích với quý bạn đọc trong những trường hợp cần thiết. Nếu quý bạn đọc cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến đất đai hãy truy cập website của Việt Thanh nhé.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu thuê thiết bị đo đạc hoặc cần đến dịch vụ đo đạc bản đồ để xác nhận ranh giới đất đai, phục vụ cho những mục đích cá nhân, quý bạn đọc hãy liên hệ hotline: 0972.819.598 để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: Ranh giới thửa đất là gì? Cách xác định ranh giới thửa đất và quy trình xác định
Be the first to review “Hồ sơ xin đo đạc lại đất gồm những gì? Quy trình đo đạc lại đất đai như thế nào?”