Máy thủy bình là một trong những thiết bị đo đạc không thể thiểu trong xây dựng bản đồ địa hình bởi khả năng xác định độ cao chính xác của các điểm trên mặt đất. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình như thế nào? Tham khảo câu trả lời chi tiết trong bài viết sau đây.
Ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình
Máy thủy bình là công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực đo đạc và trắc địa, đặc biệt là trong đo vẽ bản đồ địa hình. Sử dụng máy thủy bình của các thương hiệu nổi tiếng, chất lượng như máy thủy bình Sokkia, máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Nikon,… với các model được đánh giá cao với khả năng đo đạc nổi trội như máy thủy chuẩn Sokkia SDL30, Sokkia B40A, Hi-target HT32, Satlab SAL32, Nikon AC-2S,… để ứng dụng đo vẽ bản đồ địa hình.
Vậy ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình cụ thể như nào? Dưới đây là những ứng dụng chính, cụ thể gồm có:
Cơ sở tạo lập bản đồ địa hình
- Xác định độ cao chính xác: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình. Sử dụng máy thủy chuẩn là công cụ đo được thiết kế để đo chênh lệch độ cao giữa các điểm chính xác.
- Tạo lập hệ thống cao độ: Thiết lập một hệ thống cao độ thống nhất cho toàn bộ khu vực khảo sát thông qua các điểm đo được. Hệ thống cao độ này là cơ sở để tính toán độ cao của tất cả các điểm khác trên bản đồ địa hình.
- Vẽ các đường đồng mức: Máy thủy bình có khả năng xác định độ cao của các điểm đo và đây sẽ là cơ sở sử dụng để tạo vẽ các đường đồng mức, từ đó giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn hơn hình dạng, độ dốc thoải của địa hình một khu vực cụ thể.
- Mô hình 3D: Dựa vào các đường đồng mức và sử dụng các phần mềm chuyên dụng, chúng ta sẽ phát triển ra các mô hình 3D của địa hình, giúp quan sát địa hình một cách tổng thể, từ mọi góc độ và trực quan nhất.
Cung cấp chi tiết thông tin về địa hình
- Xác định độ dốc, độ nghiêng của các sườn đồi, núi, của mặt bằng, từ đó cung cấp thông tin quan trọng cho việc thiết kế các công trình xây dựng, thủy lợi và nông nghiệp.
- Xác định điểm cao nhất, thấp nhất của địa hình tại một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên nước, quy hoạch đô thị,…
Ngoài ra, ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình còn cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, quản lý đất đai, nghiên cứu khoa học,…
>>> Xem thêm: Một số tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình
Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình bằng máy thủy bình
Ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch nhằm xác định khu vực cần đo, chọn các điểm mốc cố định và lập kế hoạch đo đạc chi tiết.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ đo như máy thủy chuẩn, mia thủy chuẩn, thước dây, thiết bị hỗ trợ khác,…
Bước 3: Cài đặt máy thủy bình
- Thiết lập đặt máy thủy chuẩn tại vị trí cân bằng, ổn định
- Điều chỉnh các ốc vít để bọt thủy nằm chính giữa ống kính, đảm bảo tia ngắm nằm ngang.
- Trước khi tiến hành đo kiểm tra lại độ cân bằng của máy
Bước 4: Tiến hành đo chênh cao
- Đặt mia thủy chuẩn tại các điểm mốc đã chọn
- Tại vị trí giao cắt với tia ngắm, ngắm vào mia, đọc số chỉ trên mia
- Ghi chép vào sổ ghi chép các thông tin: số đọc trên mia, số hiệu điểm và ghi chú điều kiện thời tiết
- Tiếp tục thiết lập máy ở vị trí mới và tiến hành đo sau khi đo xong một số điểm
Bước 5: Xác định cao độ
- Chọn 1 điểm làm mốc ban đầu đã biết cao độ
- Tính toán cao độ của các điểm còn lại dựa trên chênh lệch cao độ đã đo được
- Kiểm tra, đối chiếu tính chính xác của kết quả tính toán
Bước 6: Vẽ bản đồ địa hình
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu đã đo và tính toán các thông số như độ dốc, diện tích, thể tích,..
- Vẽ các đường đồng mức trên bản đồ dựa vào các điểm có cùng độ cao
- Vẽ thể hiện các đối tượng khác lên bản đồ như sông suối, đường, các công trình,…
- Bổ sung thêm các thông tin cần thiết khác lên bản đồ như tỷ lệ bản đồ, chú giải, hướng bắc
>>> Xem thêm: Tìm hiểu công thức tính đo chênh cao trong trắc địa
Lưu ý về ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình
Việc sử dụng máy thủy chuẩn để đo vẽ bản đồ địa hình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác nhất. Do vậy, bằng cách tuân thủ một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra những bản đồ địa hình chất lượng và chính xác:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của máy thủy bình trong đo vẽ bản đồ địa hình gồm có sai số của máy, sai số do người đo, sai số do địa hình phức tạp, nhiều vật cản hoặc sai số do điều kiện của môi trường như nhiệt độ, gió và độ ẩm.
- Do đó để tránh và giảm thiểu những sai số làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy thủy bình cần đặt máy ổn định, cân bằng và lựa chọn vị trí đặt máy sao cho giúp ta quan sát được nhiều điểm đo nhất. Ngoài ra, cần kiểm tra lại các kết quả đo và phép tính trước khi vẽ bản đồ địa hình hoặc đối chiếu, so sánh với kết quả của bản đồ hiện có (nếu có).
- Bên cạnh đó, sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu nhằm chuyển đổi số liệu đo được từ máy thủy chuẩn, kết hợp với các phần mềm thiết kế, giúp tăng hiệu quả công việc và độ chính xác tối đa.
- Ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình phù hợp với bản đồ tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/500. Trường hợp bản đồ địa hình khổ lớn hơn từ 1/2000 đến 1/25000 nên sử dụng máy GNSS RTK và bản đồ tỷ lệ 1/50000 đến 1/100000 nên sử dụng máy bay UAV RTK để khảo sát và đo vẽ, lập bản đồ địa hình nhằm đảm bảo tối ưu hiệu quả trong công việc.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đo vẽ bản đồ uy tín, chính xác và giá tốt nhất tại Thanh Hóa
Trên đây là nội dung chi tiết về ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình. Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật, ứng dụng của máy thủy bình ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi hơn. Tùy thuộc mục đích và yêu cầu công việc, bạn hãy lựa chọn thiết bị đo đạc phù hợp, đáp ứng công việc và nâng cao hiệu quả làm việc.
Be the first to review “Tìm hiểu chi tiết ứng dụng máy thủy bình đo vẽ bản đồ địa hình”