Cao độ trong xây dựng công trình là nghiên cứu và đo đạc để lấy số liệu liên quan đến độ cao, độ dốc…Vì vậy, dẫn mốc cao độ trong công trình xây dựng là công việc đòi hỏi sự chính xác cao. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về cách gửi mốc cao độ nhanh chóng và chính xác trong bài viết dưới đây.
Khái niệm mốc cao độ là gì?
Mốc cao độ là từ ngữ chuyên ngành được sử dụng trong trắc địa và xây dựng. Mốc cao độ được dùng để đo độ nông sâu hoặc độ cao trong công tác đo đạc. Nhờ vào các số đo đo được từ mốc cao độ mà các kỹ sư trắc địa mới đưa ra được các kết luận và đề xuất trước khi tiến hành thi công một công trình xây dựng cụ thể.
Mỗi quốc gia đều sở hữu hệ thống mốc cao độ được thiết lập dựa trên các quy chuẩn khác nhau phụ thuộc vào địa điểm cũng như vị trí địa lý cụ thể. Tại Việt Nam, quy định cụ thể trong cách gửi mốc cao độ được thể hiện trong văn bản QCVN 11:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao.
Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của mốc cao độ chuẩn quốc gia
Hướng dẫn chi tiết cách gửi mốc cao độ
Cách gửi mốc cao độ bằng các loại máy đo đạc được thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:
Thu thập thông tin về tài liệu gốc
Để tiến hành được cách gửi mốc cao độ bằng các thiết bị đo đạc thì kỹ sư cần xác định được khu vực cần đo đạc. Sau đó tiến hành liên hệ với Cục Đo Bản Đồ và Thông tin địa lý Việt Nam để thực hiện thao tác trích lục, thu thập thông tin mốc và các số liệu cao độ theo quy định của nhà nước.
Xây dựng lưới độ cao
Thiết kế, xây dựng lưới độ cao cũng là thao tác bắt buộc phải có khi thực dẫn truyền mốc cao độ. Quá trình này được chia thành 3 bước nhỏ bao gồm: Thiết kế sơ bộ ban đầu, khảo sát thực địa và thiết kế chính thức.
Trong khi thiết kế các đường cao độ phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Độ dốc của đường là thấp nhất để số lượng trạm đo ít nhất. Đường dễ di chuyển để thuận lợi cho việc đo ngắm cũng như gửi mốc cao độ.
- Điểm đầu và điểm cuối của đường cao độ phải kết nối với với các điểm cao độ có sẵn cùng hạng hoặc hạng cao hơn.
Khảo sát, lựa chọn điểm trên đường cao độ
Khi chọn các đường đo cần tránh những vùng đất xốp, khu vực bùn lầy, bãi cát, sông hồ lớn, khe suối, khe mũi và các chướng ngại vật khác.
Chôn mốc cao độ
Vị trí chọn chôn mốc cao độ cần phải đảm bảo các yêu cầu như ổn định, bền vững, lâu dài và thuận tiện cho việc đo đạc.
Chọn máy móc, thiết bị đo ngắm phù hợp
Việc chọn đúng thiết bị đo ngắm phù hợp cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cách truyền mốc cao độ. Các thiết bị đo ngắm cần phải được kiểm tra, kiểm nghiệm và hiệu chuẩn cẩn thận trước khi bắt đầu công việc.
Thu thập, xử lý số liệu, tính toán kết quả và lập báo cáo
Dựa trên số liệu thu thập được để tiến hành đánh giá tài liệu đo độ cao dựa trên cơ sở sai số. Số liệu trong cách truyền mốc cao độ không được vượt quá giới hạn cho phép.
- Tính toán toàn bộ các đường đo.
- Dựa trên cơ sở sai số khép đường cao độ mà tính toán các số liệu liên quan đến cải chính độ cao. Những số liệu này không được vượt quá giới hạn cho phép.
- Tính toán hệ số cải chính độ cao chuẩn dùng chung cho tất cả các đoạn cần đo độ cao. Sau đó tiến hành chuyển toàn bộ số đo thu thập được về hệ độ cao chuẩn theo quy định.
- Đánh giá độ chính xác của mạng lưới đo cao độ dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất.
- Biên tập, chỉnh sửa lại kết quả sau đó hệ thống hóa thành tài liệu hoàn chỉnh.
- Lập bảng báo cáo kết quả dẫn cao độ.
Xem thêm: Tìm hiểu về mốc cao độ – Cơ sở đo lường quan trọng trong địa lý
Thiết bị hỗ trợ dẫn mốc cao độ
Khi thực hiện cách dẫn mốc cao độ, cán bộ trắc địa có thể sử dụng sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc như máy thủy bình hoặc máy GNSS RTK…
Dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình
Cách dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình Satlab SAL32 hiện nay đang là phương pháp được đa số các kỹ sư ưu tiên sử dụng. Bởi khi sử dụng máy thủy bình để chuyển cao độ từ mốc đến mặt bằng thi công có độ chính xác cao, sai số trong phạm vi cho phép.
Xét về bản chất, phương pháp đo cao độ bằng máy thủy bình chính là đo sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm cần đo. Sau đó thực hiện tính toán để tìm ra cao độ chuẩn cho các điểm cần đo.
Cách dẫn mốc cao độ bằng máy GNSS RTK:
Máy GNSS RTK thường được sử dụng để đo đạc và dẫn truyền cao độ ở những vùng địa hình hiểm trở, khó thực hiện như vùng đầm lấy, núi cao, qua eo biển, nhiều sông sâu… Sử dụng thiết bị đo này sẽ mang đến kết quả đo nhanh nhất. Bởi khi máy hoạt động sẽ trực tiếp đo đạc và hiển thị kết quả về cao độ, kinh độ, vĩ độ của điểm đo. Sau đó là hỗ trợ xác định những điểm đo đạc đó trên bản đồ.
Tuy nhiên, việc sử dụng máy đo đạc và dẫn truyền cao độ bằng máy GPS RTK ở những địa hình hiểm trở vẫn còn nhiều sai số, tính ổn định thấp. Vì vậy, trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới cao độ ban hành năm 2008 vẫn không thể chấp nhận dùng việc đo và dẫn truyền cao độ bằng máy GPS để thay thế cho việc đo cao hình học IV.
Đo cao độ bằng máy toàn đạc
Khi định vị và đo đạc trắc địa công trình bằng máy toàn đạc điện tử Hi-Target, các kỹ sư dùng cách dẫn cao độ từ mốc tọa độ về vị trí cần đo để xác định được tọa độ, cao độ và đánh dấu chi tiết lên trên phần bản đồ đã được chọn.
Phương pháp lấy và truyền mốc cao độ bằng máy toàn đạc cho ra kết quả vợi độ sai số thấp nhất, có thể nói là độ chính xác lên đến hàng mm. Nhưng sử dụng thiết bị này để đo đạc khá tốn công sức và thời gian đo đạc lâu.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách gửi mốc cao độ một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực đo đạc và trắc địa. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ đo đạc bản đồ địa chính, hãy liên hệ với Việt Thanh Group để được tư vấn cụ thể. Hotline liên hệ: 0972.819.598
Be the first to review “Cách gửi mốc cao độ nhanh chóng và chính xác nhất”