Hướng dẫn cách tính chi phí lập dự toán công trình xây dựng chi tiết

13/08/2024
115 lượt xem

Để giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về kinh phí cần thiết và lên kế hoạch tài chính hiệu quả rất cần lên chi phí lập dự toán xây dựng. Trong bài viết hôm nay, Việt Thanh Group sẽ chia sẻ với các bạn các yếu tố ảnh hưởng và cách tính chi phí lập dự toán công trình xây dựng chi tiết và đầy đủ nhất.

>>> Xem thêm: Thương hiệu máy thủy bình loại nào tốt? 

Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính chi phí lập dự toán công trình

Cach-tinh-chi-phi-lap-du-toan-cong-trinh-1
Chi phí lập dự toán giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và có kế hoạch tài chính phù hợp với công trình

Chi phí lập dự toán công trình xây dựng là tổng các chi phí phát sinh cần thiết để hoàn thành một công trình xây dựng. Chi phí lập dự toán xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Quy mô và độ phức tạp của công trình: Khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ càng cao với dự án có quy mô, độ phức tạp lớn, vì đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian dẫn đến chi phí lập dự toán tăng.
  • Loại hình công trình xây dựng: Mỗi loại công trình như công trình dân dụng, giao thông hay thủy lợi,… đều có những đặc thù kỹ thuật riêng, đòi hỏi đến việc thực hiện là khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí.
  • Yêu cầu về độ chính xác của dự toán: Nếu yêu cầu đòi hỏi độ chính xác cao đồng nghĩa với việc tính toán kỹ lưỡng hơn, có thể phải cần sử dụng các thiết bị đo đạc hiện đại hoặc các phần mềm chuyên dụng, … dẫn đến tăng chi phí.

Bạn có thể tham khảo dòng máy thủy bình Hi-Target, máy thủy bình Satlab, Topcon,.. chất lượng, nhiều tính năng nổi bật, cho kết quả đo chính xác phục vụ thu thập thông tin và giá cả phù hợp.

  • Yêu cầu về thời gian hoàn thành dự toán: Nếu yêu cầu thời gian gấp rút, ngắn thì phải huy động nhiều nhân lực hơn, làm việc tăng ca,… dẫn đến chi phí cũng tăng.
  • Mức độ cạnh tranh của thị trường tư vấn ảnh hưởng đến giá dịch vụ trực tiếp, giá dịch vụ thấp hơn khi thị trường cạnh tranh cao.
  • Vị trí địa lý của công trình xây dựng nếu ở địa hình phức tạp, giao thông kém có thể làm tăng chi phí ăn ở, đi lại dẫn đến chi phí lập bảng dự toán xây dựng tăng.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác đến cách tính chi phí lập dự toán công trình như lạm phát, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn, chính sách thuế – đầu tư – xây dựng của Nhà nước,…

>>> Xem thêm: Quy định về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng cập nhật năm 2024

Cơ sở pháp lý liên quan đến cách tính chi phí lập dự toán công trình

Cách tính chi phí lập dự toán công trình đòi hỏi sự chính xác, minh bạch và thống nhất trong quá trình lập dự toán nên yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước.

Hiện nay, chi phí lập dự toán xây dựng chủ yếu bám sát nội dung của các văn bản pháp luật sau:

Nội dung chính được quy định trong các văn bản trên tập trung vào phạm vi công việc, phương pháp tính dự toán, định mức chi phí, đơn giá các hạng mục công việc, các chi phí gián tiếp, thuế và biên bản nghiệm thu dự toán.

Ngoài 2 văn bản pháp luật này, bạn nên tham khảo thêm các văn bản hướng dẫn, quyết định của Bộ xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về việc lập dự toán công trình xây dựng.

Lưu ý, các chủ đầu tư, nhà thầu cần tuân thủ các quy định về lập dự toán, nếu không có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: chậm tiến độ dự án do phải điều chỉnh nhiều lần dự toán, tăng chi phí khi phát sinh chi phí không cần thiết, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư và có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc hình sự,…

>>> Xem thêm: Định mức chi phí khảo sát địa chất công trình mới nhất năm 2024

Cách tính chi phí lập dự toán công trình xây dựng theo các phương pháp phổ biến

Cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp định mức tỷ lệ phần trăm

Cach-tinh-chi-phi-lap-du-toan-cong-trinh-2
Bảng định mức tỷ lệ chi phí 1 số công việc không xác định được khối lượng trích từ Thông tư 11/2021 của Bộ xây dựng

Với cách tính theo phương pháp này đã được Bộ xây dựng ban hành các quyết định quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) cho chi phí lập dự toán xây dựng cụ thể như sau:

Cách tính chi phí lập dự toán công trình = Định mức tỷ lệ x Chi phí xây dựng và thiết bị (chưa bao gồm thuế GTGT)

Mức tỷ lệ % được quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BXD dựa vào loại hình, cấp công trình và nhiều yếu tố khác.

Cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp này khá là đơn giản, dễ áp dụng và tính thống nhất cao trong quản lý chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này còn hạn chế ở điểm độ chính xác không cao, các yếu tố phức tạp của từng dự án không được phản ánh đầy đủ và có thể dẫn đến việc dự tính quá thấp hoặc quá cao so với chi phí thực tế.

Vì vậy, phương pháp định mức tỷ lệ % thường được áp dụng ở công trình có quy mô nhỏ và vừa, thiết kế đơn giản. Chúng ta có thể kết hợp với phương pháp tính toán chi tiết khác để hạn chế những nhược điểm của phương pháp này.

>>> Xem thêm: Chi phí kiểm định chất lượng công trình được xác định như thế nào?

Cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp tính theo khối lượng công việc

Cach-tinh-chi-phi-lap-du-toan-cong-trinh-3
Ví dụ cách tính chi phí lập dự toán công trình theo khối lượng công việc

Đây là phương pháp tính toán hữu ích giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về chi phí dự toán của dự án. Phương pháp tính theo khối lượng công việc hoạt động dựa vào:

  • Sự chia nhỏ công trình thành nhiều hạng mục công việc với mỗi hạng mục sẽ có đơn vị đo lường riêng.
  • Dựa vào bản vẽ thiết kế, tiến hành đo đạc và tính toán để xác định khối lượng từng hạng mục công việc.
  • Xác định đơn giá tương ứng với mỗi hạng mục công việc và đơn giá này dựa vào giá các loại vật liệu xây dựng, chi phí máy móc thiết bị, tiền lương nhân công, chi phí quản lý,…
  • Tính tổng chi phí theo công thức:

Tổng chi phí = (Khối lượng công việc của hạng mục i * Đơn giá của hạng mục i)

Cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp tính khối lượng công việc có nhiều ưu điểm như:

  • Tính chính xác cao do việc tính toán cụ thể từng hạng mục công việc.
  • Kiểm tra, đối chiếu và giải thích các con số trong dự toán dễ dàng, đảm bảo tính minh bạch,
  • Tính linh hoạt cao do áp dụng được từ công trình nhỏ đến công trình lớn.
  • Dễ so sánh các báo giá của các nhà thầu với nhau.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp tính này là phức tạp, cần nhiều nhân lực và thời gian để thực hiện cũng như yêu cầu người lập dự toán có kiến thức về xây dựng, kỹ năng tính toán sâu rộng.

>>> Xem thêm: Cách tính chi phí khảo sát địa hình và loại thiết bị hỗ trợ

Cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp thỏa thuận

Cach-tinh-chi-phi-lap-du-toan-cong-trinh-4
Quá trình trao đổi, đàm phán để hiểu rõ yêu cầu của nhau

Phương pháp thỏa thuận có tính linh hoạt cao, phù hợp với công trình có quy mô lớn, phức tạp hoặc yêu cầu kỹ thuật cao. Các bên tham gia là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn sẽ chủ động trực tiếp đàm phán và thống nhất về mức phí dịch vụ.

Hơn nữa, điểm nổi bật của phương pháp này là các bên có thể đi sâu vào từng hạng mục công việc, có thể hiểu rõ hơn về yêu cầu của nhau qua quá trình trao đổi và thống nhất đưa ra mức phí hợp lý cùng giải pháp tối ưu.

Về hạn chế của cách tính chi phí lập dự toán công trình theo phương pháp thỏa thuận là cần sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và kỹ năng đàm phán tốt và khó xác định chính xác chi phí trước khi ký hợp động.

>>> Xem thêm: Khảo sát địa hình lập quy hoạch là gì? Các loại máy khảo sát địa hình

Tóm lại, cách tính chi phí lập dự toán công trình là yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lượng trong quá trình đầu tư xây dựng. Việc xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí và phương pháp tính phù hợp sẽ giúp chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn hiệu quả cao.

Việt Thanh Group là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các thiết bị đo đạc chất lượng, chính hãng, giá cả cạnh tranh như máy thủy bình, máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử,… đa năng, phục vụ công tác đo đạc trắc địa, xây dựng hiệu quả, độ chính xác cao. Ngoài ra, với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề Việt Thanh Group còn đem đến dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc tốt nhất thị trường hiện nay.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.