Trong thiết kế, thi công giao thông, độ dốc mặt đường ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển, an toàn giao thông và khả năng thoát nước của mặt đường. Việc tính toán chính xác độ dốc mặt đường là điều rất cần thiết. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính độ dốc mặt đường, đồng thời giới thiệu ứng dụng của máy thủy bình trong việc xác định và đo đạc độ dốc.
Khái niệm và tầm ảnh hưởng của độ dốc mặt đường
Độ dốc mặt đường là góc nghiêng của mặt đường so với mặt phẳng ngang và thường được biểu thị bằng độ (đơn vị góc) hoặc tỷ lệ phần trăm (%).
Trong đó, độ dốc mặt đường ảnh hưởng nhiều đến thi công xây dựng và trong giao thông, bao gồm:
Khả năng thi công:
- Độ dốc lớn: tăng độ phức tạp và chi phí thi công; nguy cơ sạt lở đất đá cao trong quá trình thi công
- Độ dốc nhỏ: chi phí ít tốn kém, dễ thi công hơn
Ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của phương tiện tham giao thông:
- Độ dốc lớn: khó khăn cho việc di chuyển của phương tiện; dễ dẫn đến mất kiểm soát, trơn trượt, nguy hiểm tai nạn giao thông và khiến động cơ xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn
- Độ dốc nhỏ: xe dễ quan sát và di chuyển
Hiệu quả thoát nước của mặt đường
- Độ dốc lớn: hạn chế ứ đọng, nước mưa dễ thoát xuống.
- Độ dốc nhỏ: dễ bị ứ đọng nước mưa
>>> Xem thêm: Cao độ trong xây dựng là gì? Phương pháp và cách đo cao độ chuẩn nhất
Độ dốc tính như thế nào? Ví dụ minh họa
Cách tính độ dốc đường theo tỷ lệ phần trăm
Độ dốc i (%) = (chênh lệch chiều cao/ chiều dài ngang) x 100%
Cách tính độ dốc mặt đường theo độ
Độ dốc i (độ) = arctan (chênh lệch chiều cao/ chiều dài ngang)
Trong đó:
- Chênh lệch chiều cao: là sự khác biệt về độ cao giữa 2 điểm trên mặt đường cần tính toán độ dốc
- Chiều dài ngang: khoảng cách theo phương ngang giữa 2 điểm đã chọn
Ví dụ minh họa cách tính độ dốc của đường
- Giả sử trên mặt đường có 2 điểm A và B cách nhau 20m, chiều cao điểm A , điểm B lần lượt là 10m và 8m.
- Cách tính độ dốc đường theo 2 cách như sau:
Độ dốc % = [(10 – 8)/20] x 100% =10%
Độ dốc (độ ) = arctan [(10-8)/20] = 28,75 độ
>>> Xem thêm: Cách tính chi phí khảo sát địa hình theo nghị định mới
Các bước tính độ dốc mặt đường
- Bước 1: Xác định và chọn 2 điểm bất kỳ trên mặt đường cần tính độ dốc
- Bước 2: Đo chênh lệch chiều cao
Xác định chênh lệch chiều cao giữa 2 điểm đã chọn thông qua các dụng cụ đo đạc chuyên dụng có độ chính xác cao. Phổ biến nhất là sử dụng máy thủy bình – có thể đo đạc ở địa hình phức tạp, phù hợp nhiều loại công trình, đo đạc chính xác, hiệu quả và dễ sử dụng.
- Bước 3: Đo chính xác chiều dài ngang giữa 2 điểm đã chọn
- Bước 4: Áp dụng 1 trong 2 công thức trên để tính độ dốc của đường
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đo cao độ bằng máy thủy bình
Một số tiêu chuẩn độ dốc mặt đường
Theo tiêu chuẩn Việt Nam và cách tính độ dốc đường giao thông, độ dốc tối đa cho phép của các loại đường như bảng sau:
Đường cao tốc | Đường quốc lộ | Đường tỉnh | Đường phố | Đường đi bộ | |
Độ dốc % | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 |
>>> Xem thêm: Lưu ý những tiêu chuẩn quan trắc lún công trình mới nhất hiện nay
Ứng dụng của máy thủy bình trong việc tính độ dốc mặt đường
- Máy thủy bình là thiết bị đo đạc chính xác được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng, đặc biệt là trong việc đo đạc độ cao và xác định độ dốc mặt đường.
- Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình để đo độ dốc mặt đường
- Bước 1: Lắp đặt máy thủy bình: Đặt máy thủy bình tại một vị trí có vị trí ổn định và bằng phẳng. Sử dụng chân máy để điều chỉnh độ cao của máy thủy bình sao cho bọt nước nằm ở vị trí chính giữa.
- Bước 2: Ngắm mục tiêu: Ngắm ống ngắm của máy thủy bình đến điểm A và điều chỉnh núm vặn để bọt nước nằm ở vị trí chính giữa. Ghi lại số đọc trên thước đo độ cao.
- Bước 3: Di chuyển máy thủy bình: Di chuyển máy thủy bình đến điểm B và lặp lại Bước 2.
- Bước 4: Tính độ dốc: Sử dụng công thức tính độ dốc mặt đường để tính toán độ dốc dựa trên số đọc trên thước đo độ cao tại hai điểm A và B
Một số model máy thủy bình được tin dùng hiện nay như máy thủy bình Hi-target HT32, Satlab SAL32, Leica NA332,…
Lưu ý, việc sử dụng máy thủy bình trong công tác đo lường độ cao, độ dốc đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao, nên các kỹ thuật viên cần được đào tạo và có kinh nghiệm sử dụng thiết bị này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình: Cân máy, ngắm và đo cao độ
Việc tính toán chính xác độ dốc mặt đường là vô cùng quan trọng. Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách tính độ dốc mặt đường và ứng dụng của máy thủy bình trong công tác đo đạc, xác định độ dốc. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì, hãy để lại lời bình bên dưới, Việt Thanh Group luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhé!
>> Xem thêm dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc
Be the first to review “2 cách tính độ dốc mặt đường và ứng dụng của máy thủy bình trong tính toán độ dốc”