Cắm mốc ranh giới đất là hoạt động phân định giữa lô đất dùng để thi công và phần đất dành cho công trình khác. Việc nắm bắt chi tiết các thông tin về mốc ranh giới đất đóng vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất của chủ thể. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này thì Việt Thanh Group đã tổng hợp thông tin sau đây.
>> Xem thêm máy thủy bình hỗ trợ đo đạc
Khái niệm về cắm mốc ranh giới đất
Cắm mốc địa giới là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn đất. Nó có thể được là điểm ngăn cách giữa các bất động sản liền kề, do những chủ sở hữu thỏa thuận với nhau. Các vật mốc ranh giới đất là sở hữu chung của các chủ thể và có thể là cột mốc, hàng rào, trồng cây xanh,…
>>> Tham khảo: Cắm mốc giới quy hoạch: Khái niệm và đặc điểm quan trọng
Chi tiết về thủ tục cắm mốc ranh giới đất
Theo khoản 1 điều 11 trong thông tư 25/2014/TT-BTNMT việc cắm mốc ranh giới đất cần được thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ sở hữu cần phối hợp với người dẫn đạc để hỗ trợ xác định hiện trạng và ranh giới sử dụng đất trước khi tiến hành cắm mốc địa giới. Chú ý: người dẫn đạc này có thể là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn,…
Bước 2: Tiến hành đánh dấu đỉnh thửa đất bằng các vật dụng như đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông,….và lập bản đồ mô tả ranh giới thực địa nhằm định vị cắm mốc chính xác.
Bước 3: Yêu cầu chủ sở hữu bất động sản xuất trình các giấy tờ liên quan tới thửa đất của mình (có thể là bản sao) để tiến hành cắm mốc ranh giới.
Quy định về cắm mốc ranh giới đất
Theo khoản 1 điều 175 của bộ luật dân sự 2015 quy định về cắm mốc địa giới như sau:
- Việc cắm mốc ranh giới giữa các thửa đất liền kề cần có sự chấp thuận giữa các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Ranh địa giới cũng có thể xác theo tập quán hoặc đã tồn tại ít nhất 30 năm trở lên mà không có sự tranh chấp nào.
- Việc cắm mốc ranh giới đất không được phép có sự lấn chiếm hoặc thay đổi vị trí mốc giới kể cả trong trường hợp có kênh, mương, hào,…Mọi chủ thể cần có sự tôn trọng và duy trì ranh giới đất chung này.
>>> Xem thêm: Máy Thủy Bình Sokkia , Máy Thủy Bình Leica , Máy Thủy Bình Hi-Target giúp nâng cao chất lượng công việc trong các lĩnh vực đo đạc và các máy thủy bình nổi bật như:Máy Thủy Bình Hi-Target HT32, Máy Thủy Bình Sokkia B40A, Máy Thủy Bình Nikon AX-2S
Quy trình cắm mốc ranh giới đất
Theo các thông tin do công ty Việt Thanh tổng hợp được thì để tiến hành cắm mốc địa giới, các kỹ sư cần thực hiện 2 thao tác cụ thể:
Công tác chuẩn bị định vị cắm mốc
Đầu tiên, mọi người cần chuẩn bị một bản đồ tài liệu có sẵn để hỗ trợ cho việc định vị mốc giới đất khả thi hơn. Sau đó, cần tiến hành đo đạc khu vực thực địa để lập bản đồ hiện trạng nguồn tài nguyên đất và xác định vị trí áp ranh.
Khi hoàn thành 2 bước trên, kỹ sư cần kiểm tra vị trí ranh mốc ngoài thực địa với ranh giới đa đo được nhằm đảm bảo tính chính xác về diện tích đất và không có việc lấn hoặc chiếm. Tiếp đó, sẽ xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng như thỏa thuận của các chủ thể có đất liền kề và tiến hành cắm mốc dưới sự kiến của địa phương.
Để giúp công tác định vị ranh địa giới của các kỹ sư xây dựng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Thì vietthanh.vn đã tổng hợp thông tin về loại máy đo đạc và định vị đang phổ biến trên thị trường hiện nay, cụ thể :
Máy định vị GPS RTK hỗ trợ công tác cắm mốc ranh giới đất
Đây được xem là thiết bị chuyên dụng trong công tác khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ với độ chính xác lên tới 99,98%. Nó có thể hỗ trợ bạn trong công tác thành lập bản đồ địa hình và phục vụ bố trí điểm trong thiết kế ra ngoài thực địa.
Ngoài ra, hiện nay hầu hết các máy định vị GPS RTK đều sử dụng công nghệ đo đạc thông minh, phù hợp với tất cả phần mềm đo lường trên thị trường. Công cụ này có thể tổng hợp dữ liệu nhanh chóng và đơn giản, đồng thời còn thực hiện được các công việc như bố trí đường cong, tính diện tích,…
>>> Tham khảo: máy định vị GPS cầm tay,
Thực hiện công tác cắm mốc ranh giới thực địa
Đối với bước này, mọi người cần tiến hành đo hoàn công vị trí mốc giới trên thực địa. Sau đó, sẽ kiểm tra chéo để hạn chế sai sót khi định vị ranh. Khi đã hoàn thành đo đạc hiện trạng hoàn công khu đất rồi thì nên lập bản vẽ cắm mốc theo số liệu đã đo. Lưu ý việc đo đạc hiện trạng này cần thực hiện độc lập với quá trình xác định vị trí áp ranh.
Khi đã hoàn tất mọi thứ, kỹ sư đo đạc cần lập biên bản bàn giao mốc địa giới. Trên biên bản này cần ghi rõ số lượng mốc cắm, quy cách cắm mốc ranh giới đất và vị trí áp ranh. Ngoài ra, trong phần này cũng cần có thêm các thông tin như thành phần tham gia bàn giao và nhận bàn giao mốc ranh giới.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết và đầy đủ về cách cắm mốc ranh giới đất cũng như quy định về việc này do công ty Việt Thanh tổng hợp. Nếu các bạn thấy bài viết này hay và hữu ích thì hãy chia sẻ và theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới.
Tham khảo: cho thuê thiết bị đo đạc
Be the first to review “Cắm mốc ranh giới đất là gì? Thủ tục và quy định thực hiện”