Độ lún móng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và tuổi thọ của công trình. Việc tính toán độ lún móng đòi hỏi sự chính xác và xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác. Bài viết sau việt Thanh Group sẽ chia sẻ công thức tính độ lún của móng cơ bản và giới thiệu ứng dụng máy thủy bình đo độ lún của móng.
>>> Xem thêm: Máy thủy bình chính hãng, giá rẻ tại Thanh Hóa
Độ lún của móng và các yếu tố ảnh hưởng
Độ lún hay còn gọi là lún nghiêng của móng là hiện tượng chuyển động dọc theo trục của cọc do các tải trọng tác động lên công trình, khiến móng nhà bị sụt xuống sâu hơn so với vị trí ban đầu.
Độ lún của móng làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của công trình, có thể gây ra nứt nẻ tưởng, sàn nhà. Trong trường hợp độ lún quá lớn, công trình có thể bị nghiêng, đổ sập rất nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ của công trình. Chính vì vậy, chúng ta cần công thức tính độ lún của móng để có cách tính độ lún của móng chính xác nhất.
Lưu ý, độ lún của móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mỗi yếu tố có ảnh hưởng riêng đến tính an toàn và ổn định của công trình. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ lún của móng cọc:
- Tải trọng: Mỗi công trình có trọng lượng riêng cùng với đó là tải trọng từ con người, đồ đạc và các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, gió,… Tất cả những trọng tải này đều tác động lên móng và gây áp lực lên nền đất. Nếu tải trọng càng lớn, vượt quá khả năng chịu tải của móng cọc sẽ gây ra tình trạng lún và độ lún gia tăng khi tải trọng càng tăng, gây nguy hiểm.
- Đặc tính của nền đất – địa chất: Mỗi loại đất nền đều có những đặc tính riêng như độ cứng, độ ẩm,… và khả năng chịu lực là khác nhau. Nếu đất có tính chất lún cao (như đất thịt, đất sét ) thì độ lún của móng có thể tăng lên đáng kể.
- Kích thước và hình dạng của móng: Móng càng lớn, diện tích tiếp xúc với đất càng rộng, áp lực lên đất càng phân tách, nên khả năng chịu tải của móng tốt hơn, giảm thiểu độ lún.
- Chất lượng và chiều sâu của cọc chìm vào đất: Chất lượng cọc tốt và độ sâu mà cọc được chìm vào đất càng lớn , càng đảm bảo tính ổn định và khả năng chịu tải của móng và độ lún ít hơn.
>>> Xem thêm: Độ lún cho phép của công trình: Giải đáp chi tiết
Công thức tính độ lún của móng đơn giản nhất
Có nhiều phương pháp để tính độ lún của móng, trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào phương pháp tính toán đơn giản và hiệu quả với công thức tính độ lún của móng cơ bản như sau:
δ = ( ∑Q * L) / (A * E)
Trong đó:
- δ: Độ lún của móng cọc
- ∑Q: Tổng tải trọng tác động lên móng cọc – đơn vị N
- A: Diện tích tiết diện của cọc – đơn vị m2
- E: Độ lún của móng cọc – đơn vị m
Với công thức tính độ lún của móng trên, ta có các bước thực hiện tính toán như sau:
- Bước 1: Xác định tổng các tải trọng Q lên móng cọc từ trọng lượng công trình, tải trọng các đồ vật, tải trọng số lượng người sử dụng, tải trọng các tác động khác.
- Bước 2: Xác định chiều dài cọc L và A – diện tích tiết diện của cọc.
- Bước 3: Xác định độ lún của cọc E
- Bước 4: Thay các giá trị đã xác định được vào công thức tính độ lún của móng đã đề cập ở trên
- Bước 5: Phân tích và đánh giá kết quả độ lún của móng có đáp ứng yêu cầu không, nếu độ lún vượt quá ngưỡng cho phép, cần biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tham khảo tiêu chuẩn TCVN 9400:2012 quy định chi tiết về giới hạn độ lún cho phép với từng loại công trình.
Lưu ý: Công thức tính độ lún của móng trên là công thức tính theo phương pháp đơn giản. Trường hợp tính toán phức tạp nên sử dụng phần mềm tính chuyên dụng và tham khảo ý kiến chuyên gia để có kết quả chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Cách tính độ lún cho phép trong xây dựng bằng máy thủy bình
Ứng dụng máy thủy bình trong cách tính độ lún của móng
Để đo đạc và thu thập các dữ liệu cần thiết cho công thức tính độ lún của móng, các chuyên gia và kỹ sư sử dụng máy thủy bình là phổ biến nhất.
Máy thủy bình hay còn gọi là máy thủy chuẩn, thông qua thu thập các thông số liên quan đến công thức tính độ lún của móng bằng 2 cách:
- Thứ nhất là đo cao độ các điểm mốc được đặt cố định trên công trình và nền đất xung quanh. Sử dụng máy thủy bình đo cao độ các điểm móc này theo thời gian, từ đó so sánh và xác định được độ lún của công trình.
- Thứ hai là đo độ nghiêng của công trình và đánh giá sự phân bổ không đều của độ lún.
Máy thủy bình đo độ lún của móng có ưu điểm là chi phí thấp, máy sử dụng và bảo dưỡng dễ dàng và cho độ chính xác cao ở điều kiện đo đạc thông thường.
Tuy nhiên, phạm vi làm việc của máy thủy bình còn hạn chế và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu máy thủy chuẩn nổi tiếng, chất lượng được tin dùng như máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Satlab, Sokkia, Topcon,… Trong đó có Hi-targrt HT32, Satlab SAL32, Sokkia B40A, Topcon AT-B4A,… là các model máy thủy bình có khả năng đo nổi trội hơn hẳn.
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc – giải pháp tối ưu chi phí và hiệu quả công việc
Một số biện pháp hạn chế độ lún của móng
Công thức tính độ lún của móng ràng buộc đến sự ổn định, an toàn và tuổi thọ của công trình. Do đó, cần có những biện pháp hạn chế độ lún của móng như sau:
- Khảo sát địa chất kỹ lưỡng về các về đề như xác định loại đất để lựa chọn giải pháp móng phù hợp; xác định các lớp đất yếu để có biện pháp thay thế hoặc gia cố;…
- Thiết kế móng phù hợp với tải trọng công trình, đặc trưng đất nền, đảm bảo diện tích móng tiếp xúc đủ lớn để phân tán tải trọng và xác định chiều sâu chôn cọc móng hợp lý.
- Gia cố nền đất bằng cách tăng cường độ chặt của đất, sử dụng cọc hoặc tiêm hóa chất kết dính vào đất.
- Sử dụng các vật liệu xây dựng như bê tông, thép,… chất lượng.
- Giám sát quá trình thi công chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu; theo dõi móng được thi công đúng thiết kế và đo đạc định kỳ theo dõi độ lún.
>>> Xem thêm: Lưu ý những tiêu chuẩn quan trắc lún công trình mới nhất hiện nay
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu những yếu tố ảnh hưởng và công thức tính độ lún của móng theo phương pháp đơn giản nhất. Cùng với đó là chia sẻ thêm những thiết bị đo đạc hỗ trợ hiệu quả quá trình đo đạc độ lún móng đảm bảo chính xác, nhanh chóng.
Be the first to review “Công thức tính độ lún của móng và ứng dụng máy thủy bình đo độ lún của móng”