Giấy phép hoàn công xây dựng là văn bản có tính giá trị pháp lý để xác nhận rằng công trình đã hoàn thành và có thể đưa vào khai thác hoặc sử dụng. Vậy thủ tục cấp giấy phép hoàn công gồm những gì? Đơn vị nào chịu trách nhiệm cấp giấy phép hoàn công? Thông tin được Việt Thanh tổng hợp trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo máy đo gnss RTK hỗ trợ đo đạc lập giấy phép hoàn công
Giấy phép hoàn công xây dựng là gì?
Hoàn công công trình xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc phải có trong hoạt động xây dựng. Hoàn công để xác nhận rằng bên nhà thầu đã hoàn thành việc thi công công trình xây dựng theo đúng bản vẽ sau khi đã được cấp phép xây dựng và công trình cũng đã được nghiệm thu.
Để hoàn tất thủ tục hoàn công thì bắt buộc phải có giấy phép hoàn công. Giấy phép hoàn công xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm công nhận công trình đã hoàn thành, có thể bàn giao để tiến hành khai thác hoặc sử dụng.
Giấy phép hoàn công xây dựng có tác dụng gì?
Khi công trình xây dựng đã hoàn tất, việc hoàn công là yêu cầu bắt buộc mà chủ thầu hoặc nhà đầu tư không được bỏ qua. Việc được cấp giấy phép hoàn công xây dựng trước khi công trình đưa vào sử dụng rất quan trọng bởi các lý do dưới đây:
- Công trình được công nhận về tính pháp lý: Khi công trình được cấp giấy chứng nhận hoàn công nghĩa là công trình đã xây dựng theo đúng giấy phép được cấp, tuân thủ theo đúng quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.
- Công nhận giá trị tài sản gắn liền với đất: Khi công trình được cấp giấy chứng nhận hoàn công có nghĩa là mọi tài sản gắn liền với đất đều được công nhận. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc định giá tài sản, có thể vay được vốn ngân hàng khi cần thiết.
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Lúc này, công trình cũng có thể được sử dụng để sang nhượng, thừa kế hoặc thế chấp theo đúng quy định.
- Được hưởng các chính sách bồi thường khi công trình nằm trong quy hoạch hoặc giải tỏa của nhà nước.
Có thể nói, việc xin cấp giấy chứng nhận hoàn công là hành động giúp bảo vệ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc bảo vệ giá trị tài sản của nhà ở hoặc công trình xây dựng.
Hồ sơ xin giấy phép hoàn công xây dựng gồm những gì?
Để được cấp giấy phép hoàn công xây dựng thì chủ công trình xin hoàn công cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ gồm các loại giấy tờ theo quy định trong Thông tư 05/2015/TT-BXD bao gồm:
- Đơn xin hoàn công nhà theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp. Trong đơn này bạn phải mô tả được bản vẽ hiện trạng công trình. Trên bản vẽ phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của công trình. Ngoài ra, Nếu công trình xây dựng có hợp đồng ký kết giữa các bên thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ. Tải mẫu đơn xin hoàn công tại đây.
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng của chủ công trình ký với các nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Xem thêm Mẫu biên bản xác nhận thi công chuẩn nhất năm 2024
Thủ tục xin giấy phép hoàn công
Để được cấp giấy phép hoàn công xây dựng, chủ công trình cần tuân thủ theo các thủ tục dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoàn công
Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình sau khi đã hoàn thiện thi công công trình thì trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thi công công trình để nộp hồ sơ xin cấp phép hoàn công. Đơn vị có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân, tổ chức đề nghị hoàn công.
Bước 2: Tiến hành các thủ tục nghiệm thu công trình
Thủ tục này có thể được thực hiện bởi các cơ quan chuyên quản lý vấn đề đất đai hoặc để giảm bớt thời gian cũng như các thủ tục rườm rà thì các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu cùng các đơn vị liên quan tự kiểm tra, nghiệm thu công trình và đối chiếu với bản thiết kế xây dựng đã được phê duyệt.
Sau đó lập biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình xây dựng. Trên biên bản này phải có đầy đủ xác nhận của các bên liên quan đến công trình để đảm bảo chất lượng liên đới.
Để có được những thông số đo đạc, nghiệm thu chính xác nhất thì cán bộ đo đạc cần nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc hiện đại như máy thủy bình Hi-Target, máy toàn đạc điện tử..
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hoàn công, người đề nghị phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan tại cơ quan thuế theo đúng quy định.
Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành chính xác
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoàn công ở đâu?
Hồ sơ xin cấp phép hoàn công có thể được nộp tại các địa chỉ sau:
Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.
UBND cấp quận, huyện: đối với công trình là nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc quy hoạch địa giới hành chính cấp huyện.
Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: đó với tất cả các công trình xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
UBND cấp xã: đối với công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có thuộc quy hoạch địa giới hành chính cấp xã.
Xem thêm: Thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam
Giấy phép hoàn công được coi là giấy tờ đặc biệt quan trọng có tính pháp lý, là bước cuối cùng trong thủ tục hoàn công để mọi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được công nhận. Nếu quý bạn đọc quan tâm, muốn tìm hiểu thêm về thủ tục hành chính này, có thể truy cập trang tin tức trên website của Việt Thanh Group nhé.
Xem thêm: dịch vụ đo đạc bản đồ
Be the first to review “Giấy phép hoàn công xây dựng là gì? Hồ sơ, thủ tục được cấp giấy hoàn công”