Hệ tọa độ VN2000 là gì? Vai trò và ứng dụng chi tiết

05/04/2024
1103 lượt xem

VN2000 là viết tắt của “Vietnam 2000”, chỉ thời điểm cụ thể khi hệ tọa độ VN2000 được thiết lập và sử dụng. Loại hệ tọa độ này do Chính phủ quy định, thiết lập và được chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia cho định vị địa lý trong nước. Để hiểu rõ hơn về hệ tọa độ VN2000 cũng như vai trò và ứng dụng chi tiết, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết!

hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ VN-2000 là gì?

Hệ tọa độ VN2000 (viết đầy đủ là Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000) là hệ tọa độ quốc gia được quy định và thiết lập bởi Chính phủ. Quy định 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Từ đó, hệ tọa độ này được xem là hệ tọa độ duy nhất sử dụng trong nước cho đến hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ tọa độ VN2000 làhệ tọa độ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, là kết quả nghiên cứu của đội ngũ làm công tác đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Ðào tạo, Quốc phòng thực hiện từ năm 1960 đến năm 1997.

Hệ tọa độ VN2000 ra đời và được áp dụng đồng nhất trong đo đạc để xây dựng hệ thống tọa độ các cấp hạng, bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác.

Quá trình xây dựng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia của Việt Nam được phân ra các giai đoạn như sau:

  • Năm 1955: Việt Nam và cả khu vực Đông Dương sử dụng loại tọa độ Ellipsoid Clark.
  • Năm 1955 – 1975: Việt Nam sử dụng loại tọa độ Ellipsoid Everest.
  • Năm 1972 – 1999: Việt Nam sử dụng loại tọa độ Ellipsoid Krasovski, hệ tọa độ Hà Nội – 72 (HN-72).
  • Từ năm 2000 đến nay: Việt Nam sử dụng Ellipsoid quốc tế của hệ tọa độ WGS-84 (World Geodetic System 1984) để lập hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (QĐ 83/2000/QĐ-TTG).

Hệ tọa độ VN-2000 được Thủ tướng Chính phủ quyết định là hệ là Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia cho ngành Trắc địa-Bản đồ Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 12/8/2000. Hệ tọa độ này có các đặc điểm:
– Sử dụng Elipsoid WGS-84 (World Geodesic System 1984) làm Elip thực dụng, Elip này có bán trục lớn a = 6378137, độ det α = 1:298,2.
– Sử dụng phép chiếu và hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM.
– Gốc tọa độ trong khuôn viên Viện Công nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

hệ tọa độ VN2000
Quy định 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam

Tham số và lưới chiếu của hệ tọa độ VN2000

Tham số chính của hệ tọa độ VN2000  :

Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:

a. Bán trục lớn:a =6378137,0m
b. Độ dẹt:f =1: 298,257223563
c. Tốc độ góc quay quanh trục:w =7292115,0×10-11rad/s
d. Hằng số trọng trường Trái đất:GM=3986005.108m3s-2

Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Hệ thống toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo các công thức tại mục I của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Lưới chiếu của bản đồ tọa độ VN2000 gồm các nội dung cơ bản sau:

Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục kèm theo Thông tư này, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.

>>> Tham khảo thêm: Bản đồ số là gì? Ứng dụng thực tiễn của bản đồ số

Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu nào?

Phép chiếu được sử dụng trong hệ tọa độ VN2000 của Việt Nam được gọi là phép chiếu UTM.

Phép chiếu bản đồ UTM (là viết tắt của Universal Transverse Mercator), đây là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc và được thực hiện theo nguyên lý sau:

  • Phân chia Trái Đất làm 60 múi bằng các đường kinh tuyến, với mỗi kinh tuyến cách nhau 6°. Các múi này được đánh dấu số thứ tự từ 1 đến 60, lấy kinh tuyến gốc bắt đầu và đi ngược chiều kim đồng hồ và khép dần khi về phía kinh tuyến gốc.
  • Dựng một khối hình trụ cắt ngang qua mặt cầu của Trái Đất theo hai đường cong đối xứng nhau qua đường kinh tuyến giữa múi và với tỷ lệ chiếu k=1 (không bị biến dạng theo chiều dài). Đường kinh tuyến trục có vị trí nằm ngoài mặt trụ với tỷ lệ chiếu là k=0.9996.
  • Sử dụng tâm của Trái Đất để làm tâm chiếu, rồi lần lượt chiếu từng múi lên mặt trụ dựa trên nguyên lý của phép chiếu xuyên tâm. Sau khi hoàn tất chiếu, triển khai từ mặt trụ thành mặt phẳng.

Việc sử dụng phép chiếu UTM mang lại ưu điểm là độ biến dạng được phân bổ đều với chỉ số nhỏ. Hiện nay, nhằm thuận tiện hơn cho việc sử dụng hệ tọa độ chung của khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã quyết định sử dụng phép chiếu này trong hệ tọa độ VN-2000 để thay thế cho phép chiếu Gauss-Kruger ở hệ tọa độ HN-72 trước đó.

Ngoài ra, vào trước năm 1975, phép chiếu UTM đã được quân đội Mỹ đã sử dụng với số liệu Ellipsoid của Everest tại khu vực miền Nam Việt Nam để thành lập bản đồ địa hình. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất khi sử dụng các bản đồ Việt Nam cần phải chuyển sang phép chiếu UTM.

Tầm quan trọng của Hệ tọa độ VN-2000

Hệ tọa độ VN-2000 đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong các hoạt động liên quan đến địa lý và định vị vị trí. Công trình xây dựng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 là thành tự Khoa học – Công nghệ có giá trị cao, cần thiết và bắt buộc trong công tác đo đạc, là tiêu chuẩn chung do nhà nước quy định. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của hệ tọa độ này:

  • Định vị địa lý: VN-2000 cung cấp một hệ tọa độ đồng nhất và chính xác để định vị các vị trí trên bề mặt của Việt Nam. Điều này quan trọng trong việc xác định vị trí cho các dự án xây dựng, giao thông vận tải, nghiên cứu địa lý, định vị GPS, và nhiều ứng dụng khác.
  • Bảo đảm tính nhất quán: Bằng cách sử dụng một hệ tọa độ chung, các dự án và nghiên cứu địa lý trên toàn quốc được thực hiện trong một hệ tọa độ duy nhất, giúp đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác trong việc trao đổi thông tin và dữ liệu địa lý.
  • Tạo ra được hệ thống lưới tọa độ phẳng phù hợp trong công tác xây dựng hệ thống bản đồ của đất nước
  • Hỗ trợ phát triển kinh tế và hạ tầng: Việc có một hệ tọa độ địa lý chính xác là cực kỳ quan trọng cho việc phát triển kinh tế và hạ tầng. Các dự án xây dựng, kế hoạch phát triển đô thị, quản lý tài nguyên, và các dịch vụ công cộng khác đều cần dựa vào thông tin vị trí chính xác, mà VN-2000 cung cấp.
  • Tích hợp vào công nghệ hiện đại: Hệ tọa độ VN-2000 có thể tích hợp vào các công nghệ hiện đại như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS), và trí tuệ nhân tạo để cung cấp các ứng dụng địa lý thông minh và hiệu quả.
  • Quản lý tài nguyên và môi trường: Việc có một hệ tọa độ địa lý chính xác là quan trọng cho việc quản lý tài nguyên và môi trường. Nó hỗ trợ việc định vị các khu vực đặc biệt, các khu vực sinh thái quan trọng, và giúp trong việc theo dõi và đánh giá tình trạng môi trường.

Hệ tọa độ VN-2000 không chỉ đơn thuần là một công cụ định vị vị trí, mà còn là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng địa lý của Việt Nam, hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau từ phát triển kinh tế đến quản lý môi trường và tài nguyên.

hệ tọa độ VN2000
Hệ tọa độ VN2000 đóng vai trò quan trọng trong công tác đo đạc, bản đồ

Việc tạo ra hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 cho phép chuyển đổi thực hiện giữa hệ tọa độ quốc gia với hệ tọa độ quốc tế.

Hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng như thế nào?

Ngày nay, hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng vào tất cả các loại bản đồ, các phần mềm xử lý dữ liệu cũng yêu cầu khai báo hệ tọa độ trước khi nhập dữ liệu vào, do đó dữ liệu từ các thiết bị như máy định vị GNSS-RTK, máy định vị GPS cầm tay cần phải được chuyển về hệ tọa độ VN-2000 cho đồng bộ.

hệ tọa độ VN2000
Bản đồ địa chính địa phương theo hệ tọa độ VN2000

Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị đo đạc được sử dụng tại Việt Nam hiện nay đều được nhập khẩu từ các hãng của nước ngoài như: Trimble (Mỹ), Garmin (Mỹ), Hi-Target (Trung Quốc)… do đó, để áp dụng được hệ tọa độ VN-2000 vào công tác đo đạc, các thiết bị cần được thiết lập hệ tọa độ VN-2000 hoặc dữ liệu sau khi thu thập phải được chuyển đổi qua hệ tọa độ VN-2000 để phân tích và sử dụng.

Hệ tọa độ VN-2000 có thể xác định bằng các thiết bị GPS như: máy GPS RTK, máy định vị GPS cầm tay,… Tất cả các sản phẩm được bán chính hãng, giá tốt tại Việt Thanh Group.

>>> Xem thêm: 10 lý do nên lựa chọn máy GPS RTK cho công tác đo đạc

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp về hệ tọa độ VN-2000 là gì và được áp dụng như thế nào, để tìm hiểu các thông tin liên quan hoặc có nhu cầu mua thiết bị định vị GNSS-RTK hay GPS cầm tay vui lòng liên hệ Việt Thanh Group.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.