Lưới khống chế mặt bằng là gì? Các thiết bị hỗ trợ

07/06/2024
499 lượt xem

Lưới khống chế mặt bằng là tập hợp các điểm mốc được thiết lập và đánh dấu trên mặt đất để phục vụ cho việc đo đạc và bản đồ hóa. Các điểm được đặt trên một mạng lưới với vị trí và độ cao đã được xác định. Cùng tìm hiểu chi tiết lưới khống chế mặt bằng là gì trong bài viết dưới đây của Việt Thanh Group nhé. 

Chi tiết về lưới khống chế mặt bằng

Lưới khống chế mặt bằng được xác định là tập hợp các điểm mốc được thiết lập và xác định dựa trên hệ tọa độ X,Y cùng với độ chính xác cao trong một hệ tọa độ nhất định (Hệ tọa độ HN-2000, HN-72..). Và được gọi là điểm khống chế tọa độ mặt bằng. 

Lưới khống chế mặt bằng có vai trò rất quan trọng trong việc đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng công trình, quy hoạch đô thị..Giúp cho công tác đo đạc chi tiết được diễn ra một cách chính xác và dựa vào bình sai lưới khống chế mặt bằng mà xác định các điểm khống chế, giảm thiểu những sai sót một cách tối đa nhất.

>>>Xem thêm: Phép chiến bản đồ là? Các phép chiếu hình cơ bản

Các loại lưới khống chế mặt bằng 

Lưới khống chế mặt bằng hiện nay được chia thành 3 loại chính tùy vào quy định lưới khống chế mặt bằng, quy mô và độ chính xác giảm dần Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước, Lưới khống chế mặt bằng khu vực và Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ.

Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước 

Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước được tạo thành dựa trên nguyên lý tạo thành một mạng lưới hình tam giác. Lưới khống chế mặt bằng này chia thành bốn cấp hạng và trải đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam: 

  • Lưới hạng I: Bao trùm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Lưới hạng II: chêm dày của lưới hạng I.
  • Lưới hạng III: chêm dày của lưới hạng II.
  • Lưới hạng IV: chêm dày của lưới hạng III.

Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước và các chỉ tiêu:

Lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước và các chỉ tiêu

Những lưới khống chế này có vai trò và ứng dụng quan trọng trong việc là nền tảng để nghiên cứu khoa học, cơ sở cho xây dựng, là cơ sở để phát triển lưới khống chế mặt bằng khu vực (Lưới khống chế mặt bằng cục bộ), lưới khống chế mặt bằng đo vẽ (theo tiêu chuẩn TCVN 8224:2009 tại Việt Nam).

>>>Xem thêm: Đường chi tuyến là gì?

Lưới khống chế mặt bằng khu vực 

Lưới khống chế mặt bằng khu vực hay lưới khống chế mặt bằng cục bộ hay lưới khống chế cơ sở mặt bằng. Loại lưới này là lưới chêm dày cho lưới khống chế mặt bằng Nhà nước, do vậy mà có mất độ khá dày và độ chính xác thường kém hơn. 

Lưới khống chế mặt bằng khu vực bao gồm lưới tọa độ hạng IV, lưới giải tích cấp 1 và cấp 2; lưới đường chuyền cấp 1 và lưới đường chuyền cấp 2. Tùy vào từng địa hình, quy mô diện tích của khu vực cần đo đạc mà các kỹ sư sẽ chọn một mạng lưới khống chế riêng, phù hợp với từng khu vực đó. 

Các yếu tố đặc trưng lưới khống chế mặt bằng :

Lưới khống chế mặt bằng
Các yêu tố đặc trưng lưới khống chế mặt bằng

Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ 

Đây là lưới cấp cuối cùng trong hệ thống 3 loại lưới khống chế mặt bằng, và có độ chính xác thấp nhất trong 3 loại. Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ có ứng dụng trong công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình. Loại lưới này là lưới chêm dày hơn của lưới khống chế mặt bằng Nhà nước, lưới khống chế mặt bằng khu vực. 

Lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ

Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ có những loại lưới sau: 

  • Loại lưới tam giác nhỏ : Tam, tứ, đa giác trắc địa, đa giác trung tâm, giao hội nghịch và giao hội thuận..
  • Loại lưới đường chuyền kinh vĩ giống như đường chuyền kinh vĩ kín, hở nhưng đôi lúc sẽ có vài điểm nút. Loại lưới này sử dụng để vẽ các biểu đồ tại những khu vực có địa hình che khuất, khó bố trí lưới tam giác. 

Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ và các yếu tố đặc trưng: 

Lưới khống chế mặt bằng
Các yếu tố đặc trưng của lưới khống chế mặt bằng đo vẽ

Các thiết bị hỗ trợ công tác thành lập lưới khống chế mặt bằng

  • Máy toàn đạc: Đây là thiết bị đo đạc tích hợp giữa máy kinh vĩ điện tử và bộ đo khoảng cách điện tử (EDM). Được sử dụng để đo khoảng cách giữa các điểm với nhau, xác định độ cao, tọa độ, vẽ các bản đồ trắc địa,..Những dòng máy được sử dụng rộng rãi trên thị trường như máy toàn đạc Hi-Target HTS 720, máy toàn đạc Satlab SLT12,..
  • Máy thủy bình: Thiết bị đo đạc này được sử dụng để đo độ cao, độ góc, độ xa của bất kỳ một điểm nào hoặc so sánh vị trí độ cao giữa 2 cao điểm với độ chính xác cực cao. Một vài dòng máy phổ biến trên thị trường như máy thủy bình  Hi-Target HT32, máy thủy bình  Satlab SAL, máy thủy bình 32Nikon AC-2S..
  • Máy GNSS RTK : Thiết bị này được dùng để cung cấp tọa độ địa lý với độ chính xác cao trong thời gian thực. Những dòng máy phổ biến như máy GNSS RTK Satlab Freyjia, máy GNSS RTK Hi-Target 200, Máy GPS RTK Hi-Target iRTK4,..
  • Máy kinh vĩ : Được dùng để đo góc bằng, góc đứng, để phục vụ trong công tác đo đạc khảo sát, xây dựng hệ thống lưới khống chế mặt bằng,.. Một vài máy phổ biến hiện nay như  máy kinh vĩ Satlab SDT2, Máy kinh vĩ điện tử Nikon NE-100/101,…
  • Máy đo khoảng cách laser: Là một thiết bị chuyên dụng để đo khoảng cách giữa hai điểm bằng công nghệ laser một cách chính xác nhất. Một vài dòng máy phổ biến hiện nay như: máy đo khoảng cách laser SNDWay, máy đo khoảng cách laser Bosch,..

Trên đây là những thông tin chi tiết mà Việt Thanh Group mang đến cho bạn đọc về lưới khống chế mặt bằng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều tin tức trắc địa khác tại trang web của Việt Thanh Group

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.