Mốc GPS là gì? Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa

06/12/2023
42 lượt xem

Mốc GPS là gì? Vai trò của mốc GPS trong công tác đo đạc quan trọng như thế nào? Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về lĩnh vực trắc địa bản đồ. Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết về mốc GPS qua bài viết dưới đây nhé! 

Mốc GPS là gì? Vai trò của mốc GPS trong trắc địa

Mốc GPS là một điểm cụ thể được xác định bằng phương pháp đo GPS. Điểm này biểu thị thông tin chi tiết về tọa độ, cao độ, hướng và các thông số khác nhằm giúp người dùng xác định hiệu tọa độ của hai điểm cần xem xét trong công việc trắc địa, đo đạc.

Trong những năm gần đây, công nghệ trắc địa phát triển rất nhanh chóng và mốc GPS đã trở thành một công cụ đắc lực, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác tọa độ vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. Với sự phát triển này, việc xác định tọa độ và vị trí trong công tác trắc địa – bản đồ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Lợi ích khi sử dụng mốc GPS trong trắc địa

Độ chính xác cao

Mốc GPS đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực đo đạc vì những lợi ích mà nó mang lại. Mốc GPS trong trắc địa giúp định vị vị trí một cách chính xác và nhanh chóng, có thể loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào các phương pháp truyền thống.

Tăng cường độ tin cậy của dữ liệu 

Bằng cách sử dụng các thiết bị thu GPS, chúng ta có thể thu thập thông tin về tọa độ điểm mốc đã được thiết lập từ trước. Từ đó, chúng ta có thể tính toán được khoảng cách hay hướng di chuyển và các thông số khác liên quan.

Khi đã biết tọa độ của một điểm, chúng ta có thể so sánh nó với tọa độ đã được ghi lại từ trước để kiểm tra lại tính chính xác. Điều này giúp đảm bảo rằng dữ liệu thu thập và ghi lại là tin cậy và hạn chế sai sót trong công việc. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định và lập kế hoạch dựa trên dữ liệu đã thu được.

Tiết kiệm thời gian, công sức

Việc sử dụng mốc GPS trong trắc địa, đo đạc cũng giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Thay vì phải dùng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau, chỉ cần người dùng sử dụng một thiết bị thu GPS là có thể thực hiện công việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.

Nâng cao hiệu quả công việc 

Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, việc sử dụng mốc GPS trong trắc địa còn nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ tính năng tự động ghi lại thông tin, dữ liệu về vị trí và các thông số liên quan, người làm việc có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra lại kết quả đã thu được. Điều này giúp tăng tính chính xác và đảm bảo rằng không có sai sót nào xảy ra trong quá trình trắc địa.

Tóm lại, việc sử dụng mốc GPS trong trắc địa không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nhân công mà còn mang lại độ chính xác cao và đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu từ đó nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu sai số trong quá trình thu thập dữ liệu.

Quy trình xây dựng mốc GPS trong trắc địa để xác định vị trí

Nếu có thể tận dụng được các mốc GPS cũ, trước khi tiến hành công tác đo đạc các kỹ sư sẽ phải kiểm tra lại khả năng hoạt động và tính chính xác của thông tin tọa độ mốc đó để đảm bảo hiệu quả công việc và độ tin cậy của dữ liệu. Khi phát hiện có sự sai lệch trong thông tin tọa độ, cần tiến hành kiểm tra điều chỉnh ngay để đảm bảo độ chính xác

Còn trong trường hợp không thể tận dụng được các mốc GPS cũ, các kỹ sư sẽ phải xây dựng mốc mới. Quy cách chọn điểm, chôn mốc, xây dựng mốc GPS  được thực hiện như sau:

Chọn điểm và chôn mốc GPS

Trước khi thiết lập mốc GPS trong trắc địa, các kỹ sư trắc địa cần phải đảm bảo rằng vị trí chọn chôn mốc phải phù hợp, thoáng đãng, không bị cản trở bởi cây cối rậm rạm hay nhà cao hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến tín hiệu GPS. Quy cách chọn mốc, đặt mốc và chôn mốc GPS cần tuân thủy theo quy định trong bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9398:2012 về Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

  • Vị trí điểm được chọn chôn mốc GPS phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo đạc và cho các công tác đo đạc tiếp theo.
  • Điểm chọn phải được đặt ở nơi có nền ổn định và đảm bảo an toàn khi đo đạc.
  • Vị trí điểm chọn chôn mốc phải thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu GPS, thao tác khi đo, thuận tiện khi thu tín hiệu vệ tinh
  • Thuận tiện trong việc đi lại để đo ngắm
  • Quy cách của mốc GPS phải phù hợp với yêu cầu của quy phạm hiện hành của Nhà nước. Cụ thể trong bản “Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9398:2012 về Công tác trắc địa trong xây dựng công trình”

Kiểm tra sai số của mốc GPS trong trắc địa 

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo, các kỹ sư trắc địa cần kiểm tra sai số của mốc GPS sau khi thiết lập. Có thể kiểm tra sai số bằng phương pháp khác hoặc so sánh với các điểm tham chiếu. Qua việc kiểm tra này, các kỹ sư có thể biết được độ chính xác, và độ tin cậy của mốc GPS, từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp khi cần thiết.

Chuẩn bị thiết bị định vị GNSS để sử dụng mốc GPS

Người dùng cần kiểm tra cẩn thận về thông số kỹ thuật, hiệu suất làm việc của các thiết bị thu GPS để đảm bảo chúng hoạt động chính xác, fix tốt đặc biệt là ổn định. Sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh từ các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu như: GPS, GLONASS, GALILEO,… Ngoài ra, cần có các phương tiện bảo vệ thiết bị thu GPS như hộp đựng máy, hộp che mưa hoặc các thiết bị bảo vệ khác để tránh máy thu bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất máy thu GNSS phục vụ cho công tác sử dụng mốc GPS trong lĩnh vực trắc địa như: Hi-Target (Trung Quốc), South (Trung Quốc), Stonex (Italia)… nhưng để nói về độ chính xác và tính ổn định khó thiết bị nào có thể qua được Hi-Target – Một trong những thương hiệu sản xuất thiết bị trắc địa hàng đầu trên thế giới. 

Máy GPS RTK Hi-Target
Máy GPS RTK Hi-Target

Ưu điểm lớn nhất của dòng thiết bị định vị vệ tinh do Hi-Target sản xuất là hãng này luôn làm mới công nghệ của mình, đặc biệt là thiết bị Hi-Target V200máy GPS 2 tần số RTK bán chạy nhất bởi công nghệ bù nghiêng 60 độ, số kênh bắt lớn lên tới 1408 kênh và vô vàn những tính năng khác mang lại hiệu suất, độ chính xác GNSS và hoạt động ổn định chưa từng có.

Bên cạnh đó, những dòng model khác của hãng này cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều kỹ sư trắc địa khi cần sử dụng mốc GPS trong công trình như: Hi-Target vRTK, Hi-Target iRTK5,…

Bài viết liên quan: Top 3 máy RTK dưới 100 triệu đang được ưa chuộng nhất hiện nay 

Lưu ý khi xây dựng dựng mốc GPS trong trắc địa 

Môi trường xây dựng mốc GPS trong trắc địa rất quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác của thông tin dữ liệu thu thập được. Môi trường không tốt, có các yếu tố như mưa, gió, rung lắc sẽ dẫn đến sai số trong kết quả đo. Vì vậy, việc lựa chọn môi trường hợp lí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sẽ giúp nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của mốc GPS trong trắc địa. Lưu ý một vài gạch đầu dòng sau đây về môi trường khi xây dựng mốc GPS:

  • Nơi chôn mốc phải thông thoáng và có thể nhìn thấy được bầu trời để máy định vị GNSS có thể thu tín hiệu vệ tinh được tốt nhất để có thể đảm bảo độ chính xác cho dữ liệu thu thập được.
  • Không đặt gần các trạm phát sóng để tránh gây nhiễu cho tín hiệu khi đo.
  • Hạn chế chọn điểm chôn mốc tại các vị trí như: gần mái nhà kim loại, cây cối rậm rạm, nhà cao tầng và hàng rào thép nhọn.
  • v.v

Nhìn chung, mốc GPS đóng vai tròng quan trọng trong lĩnh vực trắc địa – bản đồ, giúp xác định chính xác tọa độ và vị trí của điểm bất kỳ. Mốc GPS trong trắc địa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được, từ đó nâng cao hiệu suất trong công tác đo đạc.

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về mốc GPS trong trắc địa. Hy vọng những kiến thức đó hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ tới Việt Thanh Group theo hotline nhé.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Hiện tại không có đánh giá nào.

Be the first to review “Mốc GPS là gì? Cách xây dựng mốc GPS trong trắc địa”

Your email address will not be published.

Đánh giá