Để quá trình khảo sát địa hình đạt được kết quả cao, ngoài việc các kỹ sư có phương án khảo sát địa hình hiệu quả thì việc tuân thủ các quy định về khảo sát địa hình cũng giúp kiểm soát được tiến độ công việc. Vậy quy định khảo sát địa hình là gì? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

quy định khảo sát địa hình

Khảo sát địa hình là gì 

Khảo sát địa hình công trình là một quy trình tiên quyết của các địa điểm thi công trước khi họ tiến hành xây dựng. Mục đích của khảo sát  địa hình công trình là xác định cấu trúc nền đất, mạch nước ngầm và tai biến địa chất, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hoặc xử lý nền móng,… để từ đó nắm được địa hình. Vị trí xây dựng có phù hợp không, giúp bộ phận thiết kế chọn phương án thi công móng hợp lý như thế nào rồi từ đó có thể tiết kiệm đáng kể trong cách xử lý thi công. 

>> Xem thêm Mẫu nhiệm vụ khảo sát địa hình đầy đủ nhất

Quy định khảo sát địa hình được căn cứ cụ thể theo văn bản pháp lý nào?

Quy định về khảo sát địa hình được nhiều kỹ sư áp dụng ngoài thực địa là thực hiện theo Thông tư Số: 05/2011/TT-BXD: Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng.

Những nội dung cụ thể của thông tư này như sau:

Thứ nhất, quy định khảo sát địa hình về kiểm tra

  • Nội dung kiểm tra của Chủ đầu tư:

Kiểm tra năng lực của Nhà thầu, năng lực của chủ nhiệm khảo sát và nhân lực để thực hiện gói thầu phù hợp với hồ sơ dự thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra trang thiết bị về sự phù hợp với hồ sơ dự thầu, kiểm tra hồ sơ kiểm định máy móc và các thiết bị kỹ thuật có liên quan sử dụng cho công tác khảo sát;

Kiểm tra chất lượng gia công và lắp đặt các mốc chuẩn, mốc khống chế cao độ và tọa độ sử dụng trong công tác đo vẽ; kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát; việc thực hiện bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực và phục hồi nguyên trạng hiện trường sau khi kết thúc khảo sát của nhà thầu; kiểm tra tiến độ thực hiện theo phương án đã được phê duyệt và quy định của hợp đồng.

quy định khảo sát địa hình
quy định khảo sát địa hình theo văn bản pháp lý nào?
  • Nội dung kiểm tra của Nhà thầu:

kiểm tra thước mia, máy và các thiết bị kỹ thuật có liên quan, sổ đo, sổ ghi nhật ký và các tài liệu theo yêu cầu kỹ thuật về đo đạc bản đồ sử dụng cho công tác khảo sát; kiểm tra chất lượng, khối lượng các công việc thực hiện ngoài hiện trường (ngoại nghiệp), trong phòng (nội nghiệp) theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt về sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn xây dựng công tác trắc địa trong xây dựng công trình và các tiêu chuẩn ngành có liên quan.

Nội dung công tác kiểm tra ngoại nghiệp và nội nghiệp theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị trong quá trình khảo sát; kiểm tra tiến độ thực hiện theo phương án khảo sát đã được phê duyệt.

Thứ hai, quy định khảo sát địa hình về thẩm định

Cơ sở pháp lý để thẩm định: phương án kỹ thuật – dự toán được chủ đầu tư phê duyệt; các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về khảo sát lập bản đồ địa hình; các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hồ sơ trình thẩm định: tờ trình thẩm định theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; hồ sơ năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc khảo sát; hợp đồng; phương án kỹ thuật đã được chủ đầu tư phê duyệt; báo cáo tổng kết kỹ thuật công trình khảo sát (bao gồm bản vẽ và thuyết minh); các văn bản pháp lý có liên quan.

Nội dung thẩm định: điều kiện năng lực của nhà thầu, năng lực hành nghề của chủ nhiệm dự án khảo sát theo quy định; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về khảo sát lập bản đồ địa hình; phạm vi đo vẽ và khối lượng thực hiện thực tế;

quy định khảo sát địa hình
Nắm vững quy định khảo sát địa hình giúp các kỹ sư khảo sát ngoài thực địa tốt hơn

Thứ ba, quy định khảo sát địa hình về nghiệm thu

Nội dung nghiệm thu: khối lượng đã thực hiện đạt chất lượng kỹ thuật so với khối lượng được phê duyệt trong phương án kỹ thuật khảo sát và dự toán; mức độ khó khăn của điều kiện địa hình, địa vật đối với các hạng mục công việc.

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: biên bản xác nhận ranh giới khảo sát theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo kiểm tra công tác khảo sát của nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản bàn giao mốc trắc địa đã thi công giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu khảo sát theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản thẩm định chất lượng, khối lượng khảo sát của cơ quan, tổ chức thẩm định; biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình của Chủ đầu tư theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

>> Xem thêm Đề cương khảo sát địa hình chính xác nhất

Quy định khảo sát địa hình dành cho những công trình cụ thể

quy định khảo sát địa hình

Các quy định khảo sát địa hình công trình được thực hiện như thế nào? Những dạng công trình cụ thể áp dụng như sau:

  • Nhà ở: Theo Thông tư số 39/2009 TT-BXD, các công trình nhà ở từ 3 tầng trở lên có diện tích xây dựng lớn hơn 25Am2 phải được khảo sát mặt bằng trước khi xây dựng.
  • Nhà chung cư cao tầng: Các yêu cầu và dữ liệu thiết kế nền móng trong hồ sơ xin phép xây dựng. Ngoài ra cũng cần bố trí thí nghiệm nén 3 trục để có thể thực hiện các phương án làm nền móng khác.
  • Nhà xưởng: Nhà xưởng trong khu công nghiệp phải có giấy phép xây dựng. Đồng thời, nhà đầu tư cần xin phép Ban quản lý các khu công nghiệp để được cấp phép thực hiện công việc khảo sát địa hình, địa chất.
  • Trường học: Công tác khảo sát địa hình quy định dù là trường học thấp tầng hay trường học cao tầng đều phải thực hiện khảo sát để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công sau này.
  • Bệnh viện: Khu khám sức khỏe, khu cấp cứu, khu văn phòng, khu hậu phẫu… Mỗi hạng mục cần ít nhất phải khảo sát địa hình trong đó cần có 3 lỗ khoan khảo sát, và số lượng lỗ khoan tùy theo số tầng sẽ xây.
  • Cầu và đường: Khoan khảo sát dọc các tuyến đường hiện có hoặc chưa định hình với độ sâu khoan từ 5m đến 30m mỗi hố và khoảng cách 2 hố từ 500m đến 1000m.

Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã cung cấp thông tin  quy định khảo sát địa hình cập nhật mới nhất. Hy vọng với những thông tin mà Việt Thanh Group cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư.

Việt Thanh Group là đơn vị phân phối chính hãng các thiết bị đo đạc đến từ các thương hiệu như Hi-Target, Satlab... Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và báo giá nhanh nhất thị trường.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *