Giám sát khảo sát xây dựng là khâu vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo các công trình được xây dựng trên nền móng vững chắc, đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và tính an toàn. Vậy quy định về giám sát khảo sát xây dựng có nội dung cụ thể như nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Việt Thanh Group giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung các quy định này nhé!
>>> Xem thêm: Máy thủy bình phục vụ công tác đo đạc xây dựng, trắc địa hiệu quả
Giám sát khảo sát xây dựng là gì?
Giám sát khảo sát xây dựng là việc kiểm tra, theo dõi và đánh giá toàn bộ quá trình khảo sát đất nền, địa chất, thủy văn trước khi xây dựng với mục đích cuối cùng là đảm bảo công trình được xây dựng trên nền móng vững chắc ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
Giám sát khảo sát xây dựng rất quan trọng vì:
- Giúp sớm phát hiện các vấn đề về địa chất, thủy văn để kịp thời có giải pháp xử lý, đảm bảo chất lượng công trình.
- Nhờ vào việc sớm phát hiện và khắc phục các sai sót, sẽ giúp giảm thiểu, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo trì công trình sau này.
- Đảm bảo quá trình thực hiện tuân thủ theo đúng quy định về giám sát khảo sát xây dựng, tránh các rủi ro pháp lý.
- Việc đảm bảo chất lượng công trình sẽ góp phần nâng cao uy tín, tên tuổi của chủ đầu tư, nhà thầu và cả đơn vị giám sát.
>>> Xem thêm: Hồ sơ khảo sát xây dựng gồm những gì?
Căn cứ pháp lý quy định về giám sát khảo sát xây dựng
Các quy định về giám sát khảo sát xây dựng được quy định chi tiết trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm:
- Luật Xây dựng 2014
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
Các nội dung trong quy định về giám sát khảo sát xây dựng
Quy định về giám sát khảo sát xây dựng đối với chủ thể thực hiện giám sát
Gồm có 2 chủ thể chính thực hiện việc giám sát khảo sát thực tế, bao gồm:
- Chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn giám sát có chuyên môn, năng lực thực hiện
- Đơn vị tư vấn giám sát chính là các cá nhân, tổ chức đủ năng lực, chuyên môn và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Trong đó, việc quy định về giám sát khảo sát xây dựng đối với 2 chủ thể thực hiện giám sát trên đã được quy định rõ:
- Theo điểm a Khoản 2 Điều 76 Luật xây dựng 2014 đã quy định quyền và nghĩa vụ trong khảo sát xây dựng như sau:
- Và cũng theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng quy định như sau:
Như vậy, điều này cũng là câu trả lời cho câu hỏi mà nhiều chủ đầu tư thắc mắc đó là chủ đầu tư có bắt buộc phải giám sát khảo sát xây dựng không? Quy định về giám sát khảo sát xây dựng đối với chủ đầu tư là bắt buộc, họ có thể tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức tư vấn giám sát.
>>> Xem thêm: Cách gửi mốc cao độ nhanh chóng và chính xác nhất
Nội dung hoạt động trong giám sát khảo sát xây dựng
Hoạt động giám sát khảo sát xây dựng bao gồm nhiều nội dung quan trọng như:
- Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua kiểm tra, đối chiếu các nguồn lực mà nhà thầu sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng đã duyệt và được quy định trong hợp đồng xây dựng. Các nguồn lực đó bao gồm:
- Nhân lực
- Các thiết bị đo khảo sát tại hiện trường như máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc, máy GPS RTK,…
Lưu ý, nhà thầu sử dụng các thiết bị khảo sát đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc đo đạc trong xây dựng, trắc địa với độ chính xác cao. Với máy thủy bình sử dụng của các hãng uy tín, chất lượng cao như máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Sokkia, máy thủy bình Satlab,… có các model nổi bật như Hi-target HT32, Sokkia B40A, Satlab SAL32,…
- Phòng thí nghiệm
- …
- Giám sát quá trình thực hiện khảo sát xây dựng có đúng phương pháp, quy trình đã được phê duyệt hay không, bao gồm các nội dung như:
- Vị trí, khối lượng, quy trình khảo sát
- Công tác thí nghiệm trong phòng và tại hiện trường
- Công tác trong quá trình thực hiện khảo sát về an toàn môi trường, an toàn lao động
- Kiểm tra kết quả khảo sát, so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các số liệu và kết quả khảo sát.
- Giám sát việc lập báo cáo khảo sát, đảm bảo đầy đủ nội dung và kết luận chính xác, theo quy định và có cơ sở khoa học.
>>> Xem thêm: Top 3 máy thủy bình được ưa chuộng nhất hiện nay
Mẫu báo cáo giám sát khảo sát xây dựng mới nhất
Mẫu báo cáo giám sát khảo sát xây dựng là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu gói khảo sát đã ký kết trong hợp đồng. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tiến hành công tác thi công tiếp theo.
Theo quy định về giám sát khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 29 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, mẫu báo cáo giám sát khảo sát sẽ gồm các nội dung như sau:
Tham khảo và tải miễn phí mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Mẫu báo cáo kết quả khảo sát địa hình chuẩn nhất
Quy định về giám sát khảo sát xây dựng liên quan đến chi phí
Dựa trên loại và cấp công trình thì có 2 loại chi phí giám sát khảo sát xây dựng, gồm:
Với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định chi phí giám sát khảo sát nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc theo Điều 132 Luật xây dựng 2014.
Với dự án sử dụng vốn nhà nước, chi phí khảo sát xây dựng dựa theo Thông tư 16/2019/TT-BXD theo công thức tính sau:
C = Gks * ĐM * K
Trong đó:
- Gks : Chi phí khảo sát xây dựng, chưa VAT
- ĐM : Định mức chi phí, dựa theo Bảng số 2.23 của Thông tư 16/2019/TT-BXD
- K: Hệ số điều chỉnh. K=2 với trường hợp thuê tư vấn trong nước phối hợp chuyên gia nước ngoài
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc chính hãng, giá tốt nhất của Việt Thanh Group
Trên đây là nội dung quy định về giám sát khảo sát xây dựng mà Việt Thanh Group tổng hợp lại chia sẻ đến bạn. Bạn lưu ý là các văn bản pháp luật thường được cập nhật thay đổi, do vậy bạn cần tham khảo thật kỹ lưỡng các thông tin để đảm bảo thông tin là chính xác, kịp thời nhất.
Be the first to review “Tìm hiểu nội dung quy định về giám sát khảo sát xây dựng”