Quy trình giải phóng mặt bằng dự án đầu tư

16/07/2024
616 lượt xem

Giải phóng mặt bằng là một phần quan trọng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng, đảm bảo quỹ đất cho dự án và tạo điều kiện cho các hoạt động thi công được diễn ra suôn sẻ. Việc thực hiện đúng quy trình giải phóng mặt bằng góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, đồng thời thúc đẩy tiến độ dự án và hạn chế tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp. Bài viết này Việt Thanh Group sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành tại Việt Nam. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
  • Quyết định 1081/2014/QĐ-TTg quy định về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm về quản lý, quy hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã

Quy trình giải phóng mặt bằng dự án đầu tư 

Quy Trình Giải Phóng Mặt Bằng Dự án đầu Tư
Quy Trình Giải Phóng Mặt Bằng Dự án đầu Tư

Dưới đây là quy trình giải phóng mặt bằng cần thực hiện những bức sau đây: 

Bước 1: Thông báo về việc thu hồi đất 

Trước khi đưa ra quyết định thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người sử dụng đất tối thiểu là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Thông báo này phải được gửi đến từng cá nhân có đất bị thu hồi, niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và các địa điểm công cộng, cũng như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 2: Quyết định thu hồi đất

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn và đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thẩm quyền thu hồi thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nếu đất bị thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân sử dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định thu hồi.

Bước 3: Kiểm kê đất đai và tài sản gắn liền với đất 

Người sử dụng đất phải hợp tác với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng để tiến hành kiểm kê, khảo sát, đo đạc và thống kê diện tích đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhằm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nếu người sử dụng đất không hợp tác, Uỷ ban sẽ tiến hành vận động, thuyết phục. 

Nếu sau 10 ngày không thuyết phục được, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người sử dụng đất vẫn không thực hiện, sẽ tiến hành kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Kiểm Kê đất đai
Kiểm Kê đất đai

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, các công cụ hỗ trợ như máy toàn đạc điện tửmáy thuỷ bình đóng vai trò quan trọng. Máy toàn đạc điện tử là thiết bị không thể thiếu, cho phép đo đạc chính xác khoảng cách, góc và tọa độ, từ đó xác định vị trí nhanh chóng và chính xác. Máy thuỷ bình được sử dụng để đo độ cao và kiểm tra độ phẳng của mặt đất. Hai thiết bị này rất hữu ích trong các địa hình phức tạp, đảm bảo độ chính xác. 

Bước 4: Xây dựng phương án bồi thường và tái định cư 

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dựa trên kết quả kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan và xác định giá trị bồi thường cho đất đai và tài sản trên đất.

Bước 5: Công khai phương án và lấy ý kiến người dân 

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được công khai để lấy ý kiến của người dân. Tất cả các ý kiến sẽ được đối thoại trực tiếp và đơn vị có trách nhiệm bồi thường phải đưa ra những giải pháp hợp lý để người dân chấp nhận phương án bồi thường.

Bước 6: Hoàn thiện phương án 

Dựa trên các ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi và đại diện chính quyền, tổ chức bồi thường sẽ hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình cơ quan chuyên môn thẩm định, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 7: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án 

Sau khi phương án chi tiết được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã để công khai quyết định phê duyệt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và các địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ được thực hiện theo phương án đã phê duyệt. Nếu người sử dụng đất không hợp tác, sẽ triển khai các biện pháp giải thích, thuyết phục và nếu cần thiết, thực hiện cưỡng chế.

Bước 8: Chi trả tiền bồi thường 

Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo chi trả đầy đủ cho các đối tượng có đất bị thu hồi.

Bước 9: Bàn giao mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất 

Sau khi nhận đủ tiền bồi thường, các đơn vị và cá nhân sẽ tiến hành bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Nếu người sử dụng đất không chịu giao đất, sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật để thu hồi đất.

>>> Xem thêm: Quy định về bàn giao mặt bằng thi công: Hướng dẫn chi tiết và mới nhất

Việc thực hiện đúng quy trình giải phóng mặt bằng đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án đầu tư một cách hiệu quả. Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình giải phóng mặt bằng, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.

>> Xem thêm dịch vụ in ấn bản đồ khổ lớn

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.