Ranh giới thửa đất là gì? Vai trò, các yếu tố xác định và quy trình xác định ranh giới thửa đất sẽ gồm những nội dung nào? Tất cả các câu hỏi sẽ được Việt Thanh Group đưa ra câu trả lời chi tiết, chính xác trong bài viết sau. Đồng thời, bài viết cũng sẽ chia sẻ một số thiết bị chuyên dụng hỗ trợ quá trình đo đạc để xác định ranh giới thửa đất.
>>> Xem thêm: Máy thủy chuẩn bán chạy nhất tại Việt Thanh Group
Ranh giới thửa đất là gì?
Tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có định nghĩa: “ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó”. Hiểu đơn giản hơn thì nó là đường bao quanh và phân chia rõ ràng các thửa đất với nhau, nhằm xác định quyền sử dụng đất của mỗi chủ sử dụng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt quy định tại điểm 2.3 Điều 8 của Thông tư này cũng đề cập ranh giới thửa đất là gì, bao gồm:
Theo đó, ranh giới thửa đất có thể được thể hiện bằng cách mốc giới thực địa hoặc các đường vẽ trên bản đồ địa chính.
>>> Xem thêm: Cắm mốc ranh giới đất là gì? Thủ tục và quy định thực hiện
Vai trò quan trọng của ranh giới thửa đất là gì?
Trong hệ thống quản lý, sử dụng đất đai, ranh giới thửa đất đóng một vai trò quan trọng, cụ thể như sau:
Xác định rõ quyền sử dụng đất
- Là ranh giới xác định chính xác, rõ ràng phần đất đai thuộc quyền sử dụn của mỗi cá nhân hoặc tổ chức, tránh nhầm lẫn và tranh chấp đất đai.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền sử dụng đất đai.
Cơ sở cho các hoạt động giao dịch đất đai
- Ranh giới đất đai rõ ràng là điều kiện tiên quyết để việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
- Nhà đầu tư dựa vào ranh giới để đưa ra các phân tích, đánh giá về quy mô, tiềm năng của thửa đất trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay không
Quản lý đất đai hiệu quả
- Ranh giới thửa đất là thông tin cơ bản để lập hồ sơ đất đai cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Là cơ sở để lên kế hoạch quy hoạch sử dụng đất và phân chia các khu vực chức năng hợp lý.
- Ranh giới thửa đất chính xác giúp xác định diện tích đất để tính thuế đất.
Giải quyết tranh chấp đất đai
Ranh giới thửa đất sẽ là cơ sở pháp lý, giúp làm rõ ràng các tranh chấp, xung đột về quyền sử dụng đất, phân chia đất. Từ đò ngăn ngừa, giảm thiểu tranh chấp về việc sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức.
Góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường
- Ranh giới thửa đất rõ ràng giúp xác định vị trị xây dựng, đầu tư các cơ sở hạ tầng, công trình như hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông,… và quy hoạch đô thị khoa học
- Ngoài ra, ranh giới thửa đất giúp phân chia các khu vực như khu vực sản xuất, khu vực bảo vệ môi trường,… nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái.
Vậy, tầm quan trọng của ranh giới thửa đất là gì? Có thể coi ranh giới thửa đất như “giới tuyến” vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người dân, vừa đóng góp vào sự ổn định, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội.
>>> Xem thêm: Cắm mốc giới quy hoạch: Khái niệm và đặc điểm quan trọng
Các yếu tố xác định ranh giới thửa đất là gì?
Căn cứ pháp lý về xác định ranh giới thửa đất là gì?
Việc xác định ranh giới đất chính xác có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện có căn cứ pháp lý nào quy định xác định ranh giới thửa đất là gì? Điều này được quy định theo các văn bản pháp luật sau:
- Theo Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định chi tiết việc xác định ranh giới thửa đất là gì, cụ thể như sau:
- Tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT đã có quy định về việc xác định ranh giới thửa đất là gì, bạn có thể tham khảo lại trong thông tư.
Các yếu tố xác định ranh giới thửa đất
Với các văn bản pháp luật trên, chúng ta đã có thể xác yếu tố xác định ranh giới thửa đất là gì. Tuy nhiên, Việt Thanh Group tổng lại các yếu tố xác định ranh giới thửa đất sẽ bao gồm:
Mốc giới
- Là các dấu hiệu vật lý như cọc mốc, tường rào, cây xanh,… có trên thực địa dùng để đánh dấu ranh giới.
- Mốc giới đóng vai trò là bằng chứng trực quan nhất về ranh giới
- Lưu ý, mốc giới có thể bị thay đổi theo thời gian hoặc bị mất nên cần được bảo quản, kiểm tra thường xuyên.
Bản đồ địa chính
- Là bản vẽ thể hiện chi tiết về vị trí, kích thước, hình dạng và ranh giới của các thửa đất
- Bản đồ địa chính chính là tài liệu pháp lý có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về ranh giới chính xác.
- Lưu ý, theo thời gian có thể có những thay đổi nên bản đồ địa chính cần được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính chính xác cao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Là tài liệu pháp lý quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức đó
- Nó đóng vai trò trong xác nhận thông tin về vị trí, diện tích và ranh giới của thửa đất
- Lưu ý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được bảo quản cẩn thận
Quy hoạch sử dụng đất
- Bao gồm những quy định trên một khu vực nhất định về việc sử dụng đất.
- Ranh giới thửa đất giúp xác định ranh giới giữa các chức năng, hạn chế về việc xây dựng trái phép
Tập quán sử dụng đất
- Là thói quen, là cách thức sử dụng đất đã được thực hiện trong một thời gian dài và được cộng đồng chấp nhận.
- Tập quán sử dụng đất là một trong những căn cứ xác định ranh giới thửa đất trong trường hợp không có bằng chứng rõ ràng khác.
- Lưu ý tập quán này cần được chứng minh bằng các chứng cứ, bằng chứng cụ thể.
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc chuyên dụng, hiện đại và giá tốt nhất thị trường
Quy trình xác định ranh giới thửa đất là gì?
Việc xác định ranh giới thửa đất là gì cần được tiến hành, thực hiện theo quy trình bài bản. Quy trình này rất quan trọng, nhằm xác định vị trí, kích thước và hình dạng chính xác của thửa đất trên thực địa. Các bước trong quy trình xác định ranh giới thửa đất là:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất với bộ hồ sơ theo quy định, được nộp đến cơ quan có thẩm quyền, thường là văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Khảo sát hiện trạng tại thửa đất
- Tiến hành kiểm tra thực tế các mốc giới, đối chiếu với giấy chứng nhận và bản đồ bời các cán bộ đo đạc địa chính.
- Xác định chính xác các điểm mốc, ranh giới hiện có trên thực địa
Bước 3: Tiến hành đo đạc
- Sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng để đo các góc, khoảng cách, cao độ của các điểm mốc như máy GPS RTK, máy toàn đạc, máy thủy bình,… Trong đó máy thủy bình Hi–target, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Sokkia,… nổi bật với khả năng đo cao độ giữa các điểm, cho phép đo đạt độ chính xác cao, được các kỹ sư tin dùng.
Một số model máy thủy chuẩn chất lượng, giá tốt, được ưa chuộng nhất trên thị trường như Hi-target HT32, Satlab SAL32, Topcon AT-B4A, Sokkia B40A,…
- Cán bộ ghi lại kết quả đo đạc vào sổ nhật ký đo đạc một cách cẩn thận, đầy đủ và chính xác
Bước 4: Lập bản đồ địa chính
Tiến hành vẽ bản đồ địa chính mới dựa vào các kết quả đo đạc, để thể hiện ranh giới thửa đất thông qua vị trí, hình dạng, kích thước chính xác của thửa đất.
Bước 5: Kiểm tra, rà soát và phê duyệt
- Bản đồ địa chính được kiểm tra, đối chiếu kỹ lưỡng về mặt pháp lý và kỹ thuật
- Tiến hành phê duyệt bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nếu có thay đổi về diện tích, ranh giới bởi cơ quan có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ chính xác, nhanh chóng và uy tín
Như vậy, ranh giới thửa đất là gì? Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và chi tiết hơn về khái niệm, vai trò, các yếu tố xác định và quy trình xác định ranh giới thửa đất. Tuy nhiên, quy trình xác định ranh giới thửa đất tùy từng địa phương và quy định pháp luật hiện hành mà có thể thay đổi. Do vậy, bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý đất đai nơi mình sinh sống để được tư vấn cụ thể hơn.
Be the first to review “Ranh giới thửa đất là gì? Cách xác định ranh giới thửa đất và quy trình xác định”