Tổng quan về sai số cho phép cao độ mặt đường

10/08/2024
172 lượt xem

Sai số cho phép cao độ mặt đường là chỉ số quan trọng trong thi công và nghiệm thu các công trình giao thông. Sai số này xác định độ chênh lệch cho phép giữa cao độ thực tế so với thiết kế ban đầu của mặt đường, nhằm đảm bảo tuổi thọ, độ bền và an toàn của công trình giao thông.Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu rõ hơn về sai số cao độ mặt đường trong bài viết sau.

>>> Xem thêm: Máy thủy bình ứng dụng rộng rãi trong đo đạc trắc địa, xây dựng

Vai trò quan trọng của sai số cao độ mặt đường

Sai-so-cho-phep-cao-do-mat-duong-1
Sai số cao độ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, thẩm mỹ của con đường

Sai số cao độ (độ cao) của mặt đường là loại sai số phổ biến, xảy ra khi cao độ thực tế không khớp với thiết kế ban đầu với nhiều nguyên nhân khác nhau như nền đất không đều, lỗi trong quá trình đầm nén hoặc đo đạc không chính xác,…

Sai số cao độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của các công trình giao thông. Nếu sai số vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, làm giảm tuổi thọ công trình và an toàn giao thông, cụ thể:

  • Chất lượng và tuổi thọ của công trình: Sai số cao độ dẫn đến sự phân bổ ứng suất không đồng đều trên mặt đường, làm mặt đường dễ bị xuống cấp nhanh chóng , gây ra các vết nứt, bong tróc, hư hỏng, thậm chí sụt lún.
  • Hệ thống thoát nước: Sai số độ cao quá lớn, trên mặt đường sẽ xuất hiện các điểm trũng, gây ứ đọng nước thậm chí gây ngập lụt khi mưa to, giảm khả năng thoát nước và gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
  • An toàn giao thông: sai số cao độ lớn gây ra tình trạng đường không bằng phẳng, gồ ghề,… khiến phương tiện di chuyển khó khăn hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
  • Tính thẩm mỹ công trình giao thông: Do mặt đường gồ ghề, không bằng phẳng làm giảm tính thẩm mỹ.
  • Tăng chi phí sửa chữa, bảo trì: Do các hư hỏng xuất hiện sớm và thường xuyên nên chi phí để sửa chữa, bảo trì công trình tăng lên đáng kể.
  • >>> Xem thêm: Sai số cho phép khi thi công đường – Tầm quan trọng và biện pháp

Giới hạn sai số cho phép cao độ mặt đường là bao nhiêu?

Hiện nay giới hạn sai số cho phép cao độ mặt đường được quy định trong các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của nhà nước như tiêu chuẩn TCVN 9436:2012. Đây là tiêu chuẩn chính quy định về nền đường ô tô và có quy định chi tiết về sai số cho phép đối với cao độ của các loại đường.

Tuy nhiên các sai số cho phép có thể khác nhau do tùy thuộc vào loại hình công trình, cấp đường và yêu cầu kỹ thuật. Trong đó, sai số cho phép cao độ mặt đường chính thường là ± 2cm và đối với lề đường là ± 3cm.

Ngoài ra, trong TCVN 9436:2012 tập trung quy định vào đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường là:

Sai-so-cho-phep-cao-do-mat-duong-3

>>> Xem thêm:  Quy định về những sai số cho phép trong đo đạc địa chính

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sai số cho phép cao độ mặt đường?

Sai số cao độ mặt đường có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các yếu tố sau:

  • Loại hình công trình: Vì mỗi loại hình công trình sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau như đường cao tốc, đường đô thị, đường nông thôn,…
  • Các cấp đường: Đường cấp 1,2,3 sẽ có yêu cầu về độ chính xác, sai số cho phép khác nhau.
  • Tải trọng giao thông: Nếu đường chịu tải trọng lớn hơn thường sẽ yêu cầu cao về độ bằng phẳng, đồng nghĩa yêu cầu kiểm soát sai số chặt chẽ hơn.
  • Vật liệu thi công: Mỗi vật liệu sẽ có những đặc tính, đặc điểm riêng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và độ ổn định của vật liệu là khác nhau.
  • Điều kiện địa hình: Với địa hình phức tạp sẽ có nhiều biến động nên yêu cầu kiểm soát chặt chẽ sai số hơn.

>>> Xem thêm: Sai số nào có thể loại trừ trước khi đo – Bật mí cách loại trừ sai số bằng máy GNSS RTK

Biện pháp kiểm soát sai số cho phép cao độ mặt đường

Sai-so-cho-phep-cao-do-mat-duong-4
Máy thủy bình đo cao độ chính xác, kiểm soát sai số chặt chẽ

Để kiểm soát chặt chẽ, khắc phục sai số cao độ mặt đường cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị đo đạc hiện đại có độ chính xác cao, hiệu quả và nhanh chóng, trong đó sử dụng đo cao độ phổ biến nhất là máy thủy bình.

Máy thủy bình Satlab SAL32, Hi-target HT32, Sokkia SDL30, Nikon AC-2S,… được đánh giá cao với nhiều tính năng nổi bật, đo cao độ chính xác.

  • Kiểm tra định kỳ cao độ mặt đường, nhằm phát hiện và khắc phục sớm các sai lệch một cách phù hợp. Trường hợp sai số độ cao vượt quá giới hạn cho phép có thể thực hiện tiến hành sửa chữa toàn bộ nếu sai số lớn hoặc diện tích hư hỏng rộng hoặc sửa chữa cục bộ nếu sai số nhỏ.
  • Kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình ở mỗi giai đoạn, công đoạn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc – giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Như vậy, sai số cho phép cao độ mặt đường cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công công trình giao thông bởi đây là chỉ số rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tuổi thọ và an toàn của công trình. Nhớ chia sẻ bài viết nếu thấy thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi Việt Thanh Group để cập nhật những kiến thức mới, thú vị, bạn nhé!

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.