Để đánh giá độ an toàn của mỗi công trình, việc áp dụng các tiêu chuẩn quan trắc lún công trình là việc rất cần thiết. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vai trò, những tiêu chuẩn, quy định về quan trắc lún công trình. Tham khảo và tìm hiểu ngay cùng Việt Thanh Group nhé!
Quan trắc lún công trình có vai trò như nào?
Quan trắc lún công trình là thông qua quá trình đo đạc, tính toán thông số để đánh giá mức độ lún hoặc sự chuyển dịch theo phương thẳng đứng của công trình xây dựng theo những tiêu chuẩn được quy định.
Từ đó kiểm chứng những kết quả tính toán trong bản thiết kế và có những kiểm soát thi công, đề ra giải pháp xử lý nếu có sự cố lún, dịch chuyển xảy ra.
>>>Xem thêm: Quan trắc lún công trình là gì? Phương pháp quan trắc lún
Công trình nào phải quan trắc lún?
Mọi công trình xây dựng, thi công trên nền đất đều phải thực hiện hoạt động quan trắc lún theo quy định. Tuy nhiên, thực tế thì không phải công trình xây dựng nào cũng có điều kiện để tiến hành.
Những hạng mục, công trình sau bắt buộc tiến hành quan trắc độ lún, gồm:
- Chung cư, nhà cao ốc, cao tầng
- Công trình xưởng, nhà máy, siêu thị, rạp chiếu phim,… nơi tập trung đông người, có công suất hoạt động lớn
- Công trình thủy điện, thủy lợi, cầu đường
- Công trình thi công trên nền đất có sức chịu tải kém, yếu, bị biến dạng
- Công trình đang thi công có dấu hiệu sụt, lún, nghiêng hay dịch chuyển,…
Khi nào cần tiến hành quan trắc lún công trình?
Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng được thực hiện cẩn thận và đầy đủ trong thời gian đang thi công công trình. Hoặc được tiến hành khi công trình có dấu hiệu khẩn cấp sau:
- Công trình xuất hiện vết nứt lớn
- Công trình bị nghiêng rõ rệt
- Công trình có sự chuyển dịch thẳng đứng như lún, trồi lên, võng hoặc chuyển dịch theo chiều ngang
Quy trình thực hiện quan trắc độ lún công trình
Quy trình quan trắc độ lún cần được tiến hành theo 5 bước sau đây:
- Bước 1: Xây dựng bộ đề cương và phương pháp quan trắc lún phù hợp cho công trình xây dựng
- Bước 2: Theo tiêu chuẩn hiện hành để Bố trí, cài đặt mốc cơ sở, mốc kiểm tra
- Bước 3: Thu thập và tổng hợp dữ liệu, thông tin
Công tác thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu quan trắc lún cần cán bộ thực thi có chuyên môn, kinh nghiệm và đòi hỏi sử dụng máy đo độ lún, độ dịch chuyển chuyên dụng – được lập trình sẵn các chương trình ứng dụng đo quan trắc lún.
Máy thiết bị đo quan trắc lún công trình là những loại máy thủy bình có độ chính xác cao như máy thủy bình Hi-Target HT32, Satlab SAL32, Topcon AT-B4A, Sokkia B40A,…
- Bước 4: Xử lý, phân tích số liệu quan trắc lún
- Bước 5: Đưa ra kết quả chính xác, xác định nguyên nhân lún hoặc có điều chỉnh hoặc giải pháp thực thi trong trường hợp xảy ra sụt lún, dịch chuyển nếu có
>>>Xem thêm: Top3 máy thủy bình được ưa chuộng nhất hiện nay
Lưu ý những tiêu chuẩn quan trắc lún công trình mới nhất
Bộ tiêu chuẩn quan trắc độ lún áp dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quy định quan trắc lún công trình hiện đang áp dụng 3 bộ tiêu chuẩn do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn:
- Tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”, được chuyển đổi từ TCXDVN 271:2002
- Tiêu chuẩn TCVN 9364:2012 “Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công”, được chuyển đổi từ TCXDVN 203:1997
- Tiêu chuẩn TCVN 9362:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”, được chuyển đổi từ TCXD 45:1978
Một số tiêu chuẩn quan trắc lún công trình khác áp dụng trên Thế giới
Ngoài 3 bộ tiêu chuẩn trên theo quy định Nhà nước thì còn có một số tiêu chuẩn quan trắc lún khác từ 1 số tổ chức và quốc gia khác mà bạn có thể tham khảo, nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn ASTM E699: Nội dung tập trung vào phương pháp đo lường và tính toán sự lún của công trình của Hiệp hội Vật liệu và Kiểm định Mỹ
- Tiêu chuẩn ISO 18674: Hướng dẫn các phương pháp đo lường và đánh giá độ lún của công trình xây dựng của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế ISO
- Tiêu chuẩn BS 7385: Nội dung tập trung các phương pháp quan trắc độ lún và kiểm tra độ lún cho công trình dưới mặt đất do Viện Tiêu chuẩn Anh BSI phát triển
- Tiêu chuẩn DIN 4150: Nội dung tập trung vào đánh giá những ảnh hưởng của rung động đến công trình xây dựng, trong đó có độ lún của Đức
- Tiêu chuẩn GB 50330 CỦA Viện Tiêu chuẩn và Đo lường Trung Quốc SAC: Cung cấp các yêu cầu về quan trắc độ lún công trình xây dựng tại Trung Quốc
Việc tiến hành quan trắc lún và áp dụng các tiêu chuẩn quan trắc lún công trình xây dựng là điều rất cần thiết. Thông qua bài viết trên, Việt Thanh Group hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích.
Nếu cần thêm thông tin hoặc có câu hỏi nào, hãy để lại lời bình dưới bài viết, Việt Thanh Group luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ nhé!
Be the first to review “Lưu ý những tiêu chuẩn quan trắc lún công trình mới nhất hiện nay”