Ứng dụng phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng

08/06/2024
280 lượt xem

Phương pháp tọa độ cực được ứng dụng nhiều trong công tác trắc địa, đặc biệt là những khu vực quang đãng, bề mặt khá bằng phẳng và chiều dài của thước dài hơn khoảng cách cực. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu sâu hơn về phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng công trình ở bài viết dưới đây.

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa xây dựng là gì?

phương pháp tọa độ cực trong trắc địa
Phương pháp tọa độ cực dùng để tìm vị trí của một điểm nào đó xuất phát từ một điểm cố định trên thực địa

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa là phương pháp được sử dụng để tìm vị trí của một điểm nào đó xuất phát từ một điểm cố định trên thực địa, nằm trên một hướng cố định. Phương pháp này thường được sử dụng tại các địa điểm xây dựng chưa được thiết kế mạng lưới ô vuông.

Ví dụ như mạng lưới trắc địa hiện có đã cho sẵn hai điểm A và B, cần xác định vị trí của hai điểm C và D trên thực địa bằng phương pháp tọa độ cực sẽ được tiến hành như sau:

Những điểm C và D cần tìm kiếm trên thực địa đã được xác định cụ thể trên bản thiết kế bằng các tọa độ như xC, xD,yC, yD.

Trong bảng trắc địa, các điểm khống chế cho trước A và B đã được hiển thị chi tiết.

Để xác định được chính xác vị trí trên thực địa của 2 điểm C avf D, chúng ta cần căn cứ vào thông số trắc địa của 4 điểm A, B, C, D. Sau đó tính ra khoảng cách giữa điểm A với C, B với D và các góc định hướng.

Sau khi đã tính được các góc định hướng, dựa vào các cạnh AB, Ac và BD để tính kết quả của các góc αA và αB. Sau đo từ điểm A chúng ta tiếp tục mở góc αA, bố trí đoạn thẳng dA sao cho dA = AC để tìm được điểm C. Từ điểm B chúng ta mở góc αB, bố trí đoạn thẳng dB sao cho dB = BD từ đó sẽ xác định được điểm D.

Như vậy chúng ta đã ứng dụng được phương pháp tọa độ góc để xác định được hai điểm C và D cần tìm.

Hướng dẫn bố trí công trình sử dụng phương pháp tọa độ cực

Để xác định và đặt các điểm đặc trưng của một công trình xây dựng người ta sử dụng nhiều phương pháp như tọa độ vuông góc, tọa độ cực, phương pháp giao hội… tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng phương pháp tọa độ cực vẫn là phương pháp phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất.

Phương pháp tọa độ cực trong trắc địa này thường gặp và phát huy hiệu quả khi đầy đủ các điều kiện như vùng vẽ bằng phẳng, rõ ràng, rành mạch và chiều của thước lớn hơn khoảng cách đặt. Một số thiết bị hỗ trợ cho công tác này: máy toàn đạc điện tử Leica, máy GPS RTK Satlab

Ứng dụng phương pháp tọa độ cực vào đo vẽ bản đồ

phương pháp tọa độ cực trong trắc địa
Dùng phương pháp tọa độ cực trong trác địa để thiết lập bản đồ

Khi ứng dụng phương pháp tọa độ cực, các điểm điều khiển nằm trong trường cực được gọi là tâm cực. Còn trục cực là đường nối các tâm cực với các điểm điều khiển. Một điểm cụ thể được xác định trên bản đồ chính là kết quả của các tham số: góc cực, khoảng cách cực và sự chênh lệch độ cao chi tiết so với điểm tâm cự.

Sau khi đã xác định được chi tiết một yếu tố của thực địa trong không gian, người ta bắt đầu đi vào tính toán chi tiết từng khối lượng và sử dụng các công cụ hỗ trợ để xác định chi tiết các điểm trên bản đồ. Lúc này bản đồ sẽ được hình thành dựa trên các đường đồng mức và các ký hiệu.

Ứng dụng phương pháp tọa độ cực trong trắc địa vùng đập ngăn nước

Việc ứng dụng phương pháp tọa độ cực trong trắc địa vùng đập giúp bố trí các điểm chi tiết trong đó có bố trí thân đập, bố trí móng đập.

Trong đó việc bố trí thân đập sẽ từ trục chính đến các trục phụ. Việc bố trí các điểm chi tiết dựa trên các đường giới hạn thân đập và mặt cắt đặc trưng của phần thân đập. Đối với việc bố trí móng đập sẽ căn cứ trên trục chính của đập và bản vẽ thiết kế để bố trí thi công phần móng đập. Phần độ cao được xác định từ phần nền đến độ cao theo bản thiết kế của đập ngăn nước.

Ứng dụng của phương pháp tọa độ cực trong các công tác nội nghiệp 

phương pháp tọa độ cực trong trắc địa
Sử dụng máy GPS RTK Hi-Target để có được kết quả trắc địa ít sai số

Trong công tác nội nghiệp, phương pháp tọa độ cực được ứng dụng để:

  • Thiết kế khung lưới ô vuông với yêu cầu các cạnh ô vuông không chênh lệch quá 0,2mm. Các đường chéo của các ô vuông không lệch nhau quá 0.3mm.
  • Dựa trên phương pháp tọa độ vuông góc để xác định các điểm khống chế trên bản vẽ thiết kế. Sau khi đã vẽ ký hiệu các điểm khống chế trên bản vẽ kỹ thuật sẽ hiển thị bên cạnh các điểm đó một phân số trong đó phần tử số là tên điểm khống chế, còn phần mẫu số là độ cao.
  • Sử dụng các dụng cụ văn phòng như thước đo độ, thước mm hay thước tỉ lệ để xác định các điểm chi tiết trên bản vẽ dựa trên việc ứng dụng phương pháp tọa độ cực trong trắc địa.
  • Hiển thị hiện vật, địa vật và vẽ đường đồng mức để thể hiện được trọn vẹn dáng đất.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin liên quan đến phương pháp tọa độ cực trong trắc địa. Hy vọng những thông tin này sẽ cần thiết với những ai đang làm công tác trắc địa, đo đạc. Nếu quý bạn đọc cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, hãy truy cập vào website của Việt Thanh Group nhé.

Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong ngành trắc đạc, Việt Thanh tự hào mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ đo đạc, trắc địa được thực hiện bởi những ký sư lành nghề. Ngoài ra, chúng tôi còn kinh doanh các loại thiết bị đo đạc đến từ các thương hiệu lớn trên thế giới. Nếu quý khách hàng quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972.819.598 nhé.

Xem thêm:Trắc địa mỏ là gì? Tiêu chuẩn quốc gia và thiết bị đo đạc

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.