Hướng dẫn chi tiết cách đóng dấu bản vẽ hoàn công

22/07/2024
426 lượt xem

Đóng dấu bản vẽ hoàn công là một trong những bước quan trọng khi hoàn tất thủ tục hoàn công để đưa công trình vào sử dụng. Sử dụng máy rtk chính hãng giúp đo đạc khảo sát thực địa từ đó thiết lập bản đồ hoàn công chính xác? Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hướng dẫn chi tiết cách đóng dấu bản vẽ hoàn công.

Quy định cách đóng dấu bản vẽ hoàn công chi tiết

cách đóng dấu bản vẽ hoàn công
Quy định về cách đóng dấu bản vẽ hoàn công

Nắm được những quy định về cách đóng dấu bản vẽ hoàn công sẽ giúp rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ hoàn công, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Các thông tin cần có trên dấu hoàn công

Trên con dấu hoàn công cần có đầy đủ các thông tin bao gồm: 

  • Tên bản vẽ hoàn công, tên công ty, và tên nhà đầu tư.
  • Tên bản vẽ của phần công trình hoàn thành, và thông tin về công trình xây dựng.
  • Con dấu thể hiện được đầy đủ kích thước và các thông số kỹ thuật của bản vẽ thiết kế công trình đã được phê duyệt.
  • Họ tên và chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công thông qua con dấu.
  • Chỉ huy trường của tổng thầu thi công xây dựng.
  • Nhà thầu xây dựng ký tên, đóng dấu.
  • Tư vấn giám sát công trình.
  • Ngày tháng năm hoàn công

Quy định cách đóng dấu bản vẽ hoàn công

Pháp luật quy định chi tiết về cách đóng dấu bản vẽ hoàn công tại Điểm a Khoản 1 Phụ lục 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2017 của Bộ Xây dựng về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 

Theo đó, khi các kích thước và thông số thực tế của các hạng mục công trình có sai số không vượt xa quá nhiều so với kích thước và thông số thiết kế. Lúc này, bản vẽ thi công sẽ được chụp lại hoặc photocopy và được các bên liên quan đóng dấu và ký xác nhận trên bản vẽ hoàn công. Khi đóng dấu trên bản vẽ hoàn công phải tuân thủ theo quy định trong Khoản 2 Phụ lục 2 của Thông tư số 26/2016/TT-BXD.

Để biết các sai số trong quá trình thi công có chênh lệch nhiều so với bản vẽ ban đầu thì cần sử dụng máy móc đo đạc để xác định. Những loại máy móc thường được sử dụng như  máy thủy bình Satlab SAL32; máy thủy bình Hi-Target HT32; máy toàn đạc điện tử Hi-Target

Xem thêm: Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình mới nhất

Khái niệm dấu hoàn công là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách đóng dấu bản vẽ hoàn công, bạn đọc cần nắm được khái niệm dầu hoàn công. Dấu hoàn công là một loại dấu đặc thù sử dụng trong quá trình hoàn công công trình xây dựng. 

Dấu hoàn công đóng vai trò quan trọng trong quy trình hoàn công để công nhận và hoàn thiện hồ sơ hoàn công. Bên cạnh đó, con dấu hoàn công còn được công nhận về mặt pháp lý khi có tranh chấp hoặc xảy ra các sự vụ liên quan đến pháp luật. 

cách đóng dấu bản vẽ hoàn công
Mẫu dấu hoàn công công trình xây dựng

Đặc biệt, loại dấu này chỉ dành riêng cho mảng xây dựng nên được quy định rất chi tiết về hình thức của con dấu tại phụ lục II của thông tư 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng. Theo đó, con dấu này có dạng khung hình chữ nhật chia thành nhiều ô, và trên con dấu sẽ thể hiện tên đơn vị công ty thi công, ngày tháng cùng chữ ký xác nhận của các bên liên quan đến công trình.

Ngoài ra, mẫu dấu hoàn công không có quy định cụ thể, chi tiết về màu mực sử dụng. Vì vậy, tùy theo từng đơn vị khắc dấu mà màu mực sẽ khác nhau. Có thể là mực dấu màu đỏ, cũng có thể mực dấu có màu xanh dương. Kích thước của con dấu phụ thuộc vào cỡ chữ và nội dung nên không bị giới hạn.

Xem thêm: Tổng hợp các tiêu chuẩn trắc địa trong xây dựng 2024

Những loại dấu hoàn công thường được sử dụng hiện nay

Hiện nay có hai loại dấu hoàn công được sử dụng phổ biến bao gồm dấu hoàn công chấm mực và dấu hoàn công liền mực. Mỗi loại dấu hoàn công lại có những ưu và nhược điểm riêng.

Dấu hoàn công chấm mực

Dấu hoàn công chấm mực là loại dấu hoàn công được chế với mặt dấu bằng cao su và cán dấu làm từ gỗ, kích thước con dấu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Cách đóng dấu hoàn công chấm mực này là bạn phải kèm theo một khay mực. Bạn chấm dấu vào khay mực và đặt vào vị trí cần đóng dấu.  

Ưu điểm của con dấu hoàn công chấm mực này là giá thành rất phải chăng. Nhưng chúng thường được sử dụng cố định, khó tạo ra được những hình ảnh phức tạp, sắc nét.

Dấu hoàn công chấm mực cũng tồn tại một số hạn chế như: Khách hàng luôn phải mang kèm theo khay mực để chấm trước khi đóng dấu. Nếu trong quá trình di chuyển mà sơ suất là mực dấu sẽ đổ ra ngoài.

Dấu hoàn công liền mực

cách đóng dấu bản vẽ hoàn công
Mẫu dấu hoàn công liền mực

Dấu hoàn công liền mực là loại dấu hoàn công sử dụng công nghệ thẩm thấu từ hộp mực phía trên xuống mặt để đóng dấu. Vì vậy kết cấu rất đơn giản và dễ sử dụng. Cách đóng dấu hoàn công liền mực này rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt dấu ở vị trí cần đóng và nhấn mạnh xuống là được.

 Ưu điểm của dấu hoàn công liền mực là độc sắc nét cao, bền, đẹp theo thời gian sử dụng; đóng dấu nhanh và hiệu quả công việc cao. Nhưng hạn chế của loại dấu này là giá thành cao, sử dụng loại mực chuyên dụng. Ngoài ra, loại dấu hoàn công này cũng bị quy định về kích thước. Kích thước tối đa chỉ được 8.5×12 cm.

Xem thêm: Quy định nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình xây dựng chi tiết

Trên đây là hướng dẫn cách đóng dấu hoàn công theo quy định của Luật Xây Dựng hiện hành. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn không gặp khó khăn khi hoàn công để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. 

Bên cạnh việc cung cấp máy móc, thiết bị đo đạc từ các thương hiệu uy tín, Việt Thanh còn cung cấp các dịch vụ đo đạc bản đồ... Nếu quý bạn đọc quan tâm và cần sử dụng đến các dịch vụ này, hãy liên hệ hotline 0972.819.598 để được tư vấn chi tiết nhé

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.