Hướng dẫn thủ tục cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ chi tiết nhất

30/08/2024
179 lượt xem

Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ là một trong những giấy tờ quan trọng của các cá nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến đất đai, xây dựng. Việc cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ khi có những thay đổi trong hoạt động cần được tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Bài viết dưới đây Việt Thanh Group sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, cần thiết cho bạn, giúp thủ tục cấp đổi giấy phép đo đạc và bản đồ này diễn ra thuận lợi nhất!

>>> Xem thêm: Máy thủy bình chính hãng, chất lượng mua ở đâu?

Tổng quan về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Các tổ chức hoạt động về đo đạc và bản đồ được quy định thực hiện và được cấp giấy phép hoạt động theo Điều 30, 31 của Nghị định 27/2019/NĐ-CP:

Cap-doi-giay-phep-do-dac-ban-do-1

Một trong những điều kiện quan trọng để tổ chức được cấp giấy phép đo đạc và bản đồ là có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ như máy thủy bình, máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy GPS RTK,…

Việt Thanh Group là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các máy trắc địa chính hãng, chất lượng, dịch vụ và giá tốt nhất hiện nay. Đặc biệt, Việt Thanh Group đang phân phối nhiều dòng máy thủy bình chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng như máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Sokkia, máy thủy bình Leica, máy thủy bình Satlab,… đa dạng về mẫu mã chủng loại, với các model được uy chuộng nhất thị trường như Hi-target HT32, Sokkia B40A, Leica NA320, Satlab SAL32,… Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất, bạn có thể liên hệ với số hotline 0972. 819. 598 của Việt Thanh Group.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ của Việt Thanh Group tại Thanh Hóa – uy tín và chất lượng

Căn cứ pháp lý về cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ

Cap-doi-giay-phep-do-dac-ban-do-2
Hoạt động đo đạc và bản đồ tại Việt Nam cần được tuân thủ theo các quy định chung

Hiện nay các quy định liên quan đến thủ tục cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ tại Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018 tại Quốc hội 14.
  • Nghị định 27/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 3 năm 2019 về quy định chi tiết 1 số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
  • Nghị định 136/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 27/2019-NĐ-CP.
  • Nghị định số 22/2023/CP-NĐ của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
  • Quyết định số 1237/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2023 sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản độ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ tài nguyên và môi trường.

>>> Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề trắc đạc – Vững bước trên đường chuyên nghiệp

Điều kiện để được cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ 

Quy định chi tiết về 2 trường hợp được cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ áp dụng theo Khoản 1 Điều 37 của Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau:

  • “Tổ chức yêu cầu do thay đổi địa chỉ trụ sở chính và các thông tin liên quan ghi trên giấy phép”.
  • “Giấy phép bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được”

>>> Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề đo đạc hạng 1: Điều kiện, quy trình và lợi ích

Hồ sơ thủ tục cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ

Cap-doi-giay-phep-do-dac-ban-do-3
Thủ tục cấp đổi giấy phép đo đạc, bản đồ thực hiện theo quy định nhằm đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng

Về hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ được quy định tại Khoản 12 Điều 1 của Nghị định 136/2021/NĐ-CP và Điều 37 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau:

  • Đơn xin đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc và bản đồ theo mẫu quy định. Bạn có thể tải mẫu đơn Đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ: TẠI ĐÂY
  • Các tài liệu quy định liên quan đến đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:

– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao hoặc các tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành đo đạc và bản đồ, bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo mẫu số 05 (của Nghị định 136/2021/NĐ-CP) hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật.

– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ kèm theo hợp động lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ; bản khai quá trình công tác của ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép theo mẫu số 05 (của Nghị định 136/2021/NĐ-CP).

  • Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp

>>> Xem thêm: 5 lưu ý về chứng chỉ giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật

Quy trình cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ

Về quy trình cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ cũng được quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật trên, tuy nhiên tùy thuộc vào từng địa phương và cơ quan quản lý mà quy trình có thể thay đổi đôi chút. Nhưng nhìn chung quy trình sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tổ chức làm đơn đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo đúng mẫu quy định và ghi đầy đủ, chính xác các nội dung vào mẫu.
  • Chuẩn bị giấy phép phép hoạt động nếu còn hoặc giấy tờ chứng minh việc mất nếu mất giấy phép gốc.
  • Chuẩn bị các giấy tờ liên quan khác đến đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ như trên như giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ; văn bằng từ đại học trở lên hoặc chứng chỉ chuyên môn về đo đạc, bản đồ; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật,…

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền

Tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ sẽ được thực hiện thông qua 3 cách: nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính đến các cơ quan chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ

Cơ quan chức năng tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan sẽ thông báo, phản hồi với tổ chức để yêu cầu bổ sung.

Bước 4: Xét duyệt hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ tiến hành xem xét, đối chiếu thông tin trên hồ sơ với cơ sở dữ liệu.
  • Trong thời gian này, có thể yêu cầu tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bổ sung thông tin hoặc làm rõ vấn đề.

Bước 5: Quyết định cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ

Cơ quan thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo lý do và hướng dẫn tổ chức đề nghị cách khắc phục.

Bước 6: Trao giấy phép hoạt động đo đạc, bản đồ

  • Sau khi có quyết định cấp đổi, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cấp phép mới cho tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc, bản đồ
  • Giấy phép mới sẽ thay thế cho giấy phép cũ và có thông tin cập nhật

Lưu ý, thời gian giải quyết hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 03 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào khối lượng công việc của cơ quan chức năng và từng trường hợp cụ thể.

>>> Xem thêm: Top 3 máy thủy bình được ưa chuộng nhất hiện nay

Như vậy, trường hợp có thay đổi thông tin liên quan hoặc bị rách, hư hỏng giấy phép hoạt động, tổ chức cần đề nghị cấp đổi giấy phép đo đạc bản đồ theo đúng quy định đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.