Giác móng là khâu quan trọng trong xây dựng công trình. Hiện nay đang có nhiều phương pháp giác móng, với những công trình xây dựng quy mô lớn thì việc giác móng bằng thiết bị đo đạc trong đó có máy thủy bình đang là sự ưu tiên hàng đầu. Vậy cách giác móng bằng máy thủy bình như thế nào? Cần lưu ý những gì? Thông tin sẽ được Việt Thanh giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tham khảo: Ứng dụng máy thủy bình trong quan trắc lún, đo đạc và giác móng công trình
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quan trắc lún công trình bằng máy thủy bình Sokkia
Giác móng bằng máy thủy bình là gì?
Giác móng hay còn gọi là lấy góc vuông trong xây dựng, đo góc vuông có nghĩa là việc định vị các góc của công trình xây dựng bằng các giải pháp kỹ thuật chuyên ngành như thủ công hay bằng các loại máy móc sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng móng cho công trình.
Nếu xây dựng công trình nhưng không thực hiện giác móng sẽ khiến cho ngôi nhà khi xây dựng xong trở nên méo mó, mất thẩm mỹ. Nếu nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các nguy cơ mất an toàn trong suốt quá trình thi công. Vì vậy để đảm bảo việc lấy góc vuông đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và thẩm mĩ thì việc giác móng bằng máy thủy bình đang được áp dụng rộng rãi.
Giác móng bằng máy thủy bình là phương pháp kỹ thuật sử dụng máy thủy bình để đo khoảng cách, xác định chính xác các góc vuông của móng công trình trên mặt đất, giúp cho công trình xây dựng trở nên vuông vắn. Từ đó việc định vị trục nhà tim cọc, tim móng cũng trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Phương pháp này không chỉ đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự bền vững và chắc chắn cho công trình về lâu dài.
Xem thêm: Cách tính độ lún cho phép trong xây dựng bằng máy thủy bình
Chi tiết cách giác móng bằng máy thủy bình
Giác móng bằng máy thủy bình thường được sử dụng khi cần lấy góc vuông cho các dự án xây dựng quy mô lớn và phải được thực hiện bằng đội ngũ cán bộ chuyên ngành trắc địa. Quy trình giác móng bằng máy thủy bình được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công và chuẩn bị máy móc
Cán bộ đo đạc tiếp nhận mặt bằng từ bên thiết kế, giám sát, chủ đầu tư. Sau đó tiến hành chuẩn bị máy móc, hiệu chỉnh máy thủy bình, cân bằng bọt thủy bình để đảm bảo độ chính xác cao nhất trong giác móng. Những phụ kiện đi kèm như chân máy, thước đo cũng cần kiểm tra thật cẩn thận.
Bước 2: Lựa chọn điểm gốc mốc để tiến hành giác móng bằng máy thủy bình
Cán bộ đo đạc tìm kiếm và lựa chọn điểm đo phù hợp trên mặt bằng xây dựng hay còn gọi là mốc gốc. Đảm bảo điểm này có thể bao quát được toàn bộ khu vực cần giác móng. Từ gốc mốc chuyển thêm một vài mốc thứ cấp để thuận lợi cho việc đo đạc cũng như bảo vệ mốc gốc.
Bước 3: Thực hiện giác móng bằng máy thủy bình
Dùng máy thủy bình chuyền các địa điểm định vị trục. Lưu ý, các điểm này phải cách trục 5-10m để không bị mất khi đào đất và trong quá trình vận chuyển tập kết vật tư, nguyên vật liệu xây dựng.
Bước 4: Phân tích dữ liệu đo đạc, xác định góc vuông
Dữ liệu đo đạc từ máy thủy bình sẽ được phân tích để xác định các góc vuông. Các số liệu này giúp kỹ sư đánh giá được độ lún nền, cao độ nền móng, kiểm tra các góc vuông, xác định tim móng, xác định tim cột, hạn chế những sai sót về yếu tố kỹ thuật.
Bước 5: Lập báo cáo giác móng và tiến hành thi công
Sau khi xác định được các góc vuông, phân tích số liệu, cán bộ đo đạc sẽ lập báo cáo và tiến hành thi công. Lưu ý, Khi đào đất thì chỉ nên giác móng sơ bộ bằng cách rải vôi để máy đào. Sau khi đổ bê tông lót xong thì mới dùng máy định vị lại, bật mực lên bê tông lót trước khi đặt thép.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách giác móng công trình
Mục đích của việc giác móng bằng máy thủy bình trong xây dựng
Việc xác định được các góc vuông của móng nhà bằng máy thủy bình là vô cùng quan trọng. Nó góp phần đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mĩ của công trình xây dựng sau này.
Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ
Việc giác móng bằng máy thủy bình đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ giúp công trình xây dựng trở nên vuông vắn, tạo ra sự hài hòa, cân đối trong việc thiết kế và bài trí nội thất. Từ đó giúp nâng cao giá trị thẩm mĩ tổng thể của công trình.
Đảm bảo tính an toàn, tăng tính bền vững
Khi dùng máy thủy bình để giác móng công trình xây dựng quy mô lớn sẽ đảm bảo nền móng vuông vức, vững chắc, đảm bảo độ lún nền trong điều kiện cho phép, giảm thiểu tình trạng lún sụt hoặc bị nghiêng, lệch, đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.
Định vị chính xác
Giác móng bằng máy thủy bình giúp xác định chính xác các góc vuông. Đó là cơ sở giúp cho việc định vị tim móng, tim cọc, trục nhà được chuẩn xác nhất. Đó chính là nền tảng cơ bản để giúp cho quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ. Các bộ phận của công trình xây dựng được đặt đúng vị trí. Từ đó góp phần tăng tính thẩm mĩ và đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình thi công cũng như khi đưa vào sử dụng.
Tránh những sai sót không đáng có
Nếu như việc giác móng công trình không chính xác thì công trình sau khi xây dựng sẽ bị méo, khiến cho việc trang trí nội thất như lát nền, bài trí giường tủ không được đẹp và gây bất tiện cho quá trình sử dụng. Vì vậy, việc giác móng bằng máy thủy bình sẽ giúp hạn chế tối đa những sai sót này.
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Việc giác móng bằng máy thủy bình sẽ đảm bảo đúng kỹ thuật thiết kế, hạn chế những lỗi phát sinh trong quá trình xây dựng, không mất nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa, sửa chữa sai sót.
Xem thêm: [Giải đáp] Giác móng là gì và những thông tin liên quan
Những lưu ý khi dùng máy thủy bình để giác móng
Để đảm bảo những yếu tố kỹ thuật cũng như hạn chế những sai sót không đáng có trong khi giác móng công trình thì khi thực hiện giác móng bằng máy thủy bình cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Kiểm tra chính xác hồ sơ, khảo sát mặt bằng để đối chiếu với xác lập trên thực tế trước khi tiến hành lấy gốc mốc. Việc làm này giúp đảm bảo việc thiết kế móng nhà phù hợp với địa chất, địa hình khu vực xây dựng và tải trọng công trình.
- Mốc gốc, cọc mốc cần được đóng chắc và bảo vệ tốt tránh hư hỏng hoặc bị mất trong khi thi công.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh máy thủy bình trước khi tiến hàng giác móng để hạn chế tối đa sai số.
- Thực hiện giác móng theo đúng trình tự kỹ thuật bao gồm: Xác định tim móng và tim cột, đào móng theo thiết kế, đổ bê tông để lót móng, lắp đặt thép móng và thép cột…
- Kiểm tra độ phẳng của mặt bằng móng: Đảm bảo mặt bằng móng bằng phẳng trước khi đổ bê tông.
Tham khảo thêm các dòng máy thuỷ bình chính hãng hiện nay Việt Thanh đang phân phối để chọn được máy móc phù hợp với công việc giác móng như:
- Máy thuỷ bình Hi-Target với sản phẩm nổi bật là máy thủy bình Hi-Target HT32;
- Máy thuỷ bình Leica nổi bật với các model máy thủy bình Leica NA320, máy thuỷ bình Leica NA724,…,
- Máy thủy bình Sokkia với model tiêu biểu như máy thuỷ bình Sokkia B30A, máy thuỷ bình Sokkia B20,…
Giác móng bằng máy thủy bình là một trong những phương pháp giác móng mang đến độ chính xác gần như tuyệt đối, đảm bảo cho công trình xây dựng vuông vắn, thẩm mỹ và an toàn. Quy trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư đo đạc giàu kinh nghiệm.
>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ
Be the first to review “Hướng dẫn chi tiết cách giác móng bằng máy thủy bình từ A – Z”