Bắn cao độ là một trong những khâu quan trọng trong đo đạc khảo sát và xây dựng. Để thực hiện điều này cần thiết bị đo đạc hỗ trợ, trong đó phổ biến nhất là máy thủy bình. Tìm hiểu chi tiết cách bắn cao độ bằng máy thủy bình ở bài hướng dẫn sau của Việt Thanh Group nhé!
Bắn cao độ là gì? Bắn cao độ bằng máy thủy bình
Bắn cao độ là một kỹ thuật cơ bản trong trắc địa, sử dụng để xác định độ cao của các điểm so với một mốc chuẩn. Mục đích bắn cao độ gồm có:
- Xác định độ cao của các công trình xây dựng, đảm bảo công trình được xây đúng độ cao thiết kế
- Xác định độ cao của các địa điểm khác nhau để lập bản đồ địa hình
- Ngoài ra, bắn cao độ còn được ứng dụng đo sâu ở các hầm lò và xác định độ cao các điểm nổ mìn
Hiện nay, các kỹ sư thường lựa chọn thiết bị đo đạc sau để bắn cao độ, gồm:
- Bắn cao độ bằng máy thủy bình: Đây cách bắn cao độ phổ biến nhất, đặc biệt trong công tác xây dựng đòi hỏi độ chính xác rất cao. Máy thủy chuẩn với tính năng chính là đo chênh cao giữa các điểm nhanh chóng và chính xác cao lên tới vài mm, rồi tính toán ra cao độ của điểm cần đo dễ dàng.
Một số thương hiệu máy thủy chuẩn được đánh giá cao trên thị trường như máy thủy chuẩn Hi-target, máy thủy chuẩn Sokkia, máy thủy chuẩn Nikon, máy thủy chuẩn Satlab,… với các model được ưa chuộng và tin dùng như Hi-target HT32, Sokkia B40A, Nikon AC-2S, Satlab SAL32,…
>>> Xem thêm: Máy bắn cao độ giá bao nhiêu? Top máy bắn cao độ chính xác, giá tốt
Hướng dẫn chi tiết cách bắn cao độ bằng máy thủy bình
Thực hiện bắn cao độ bằng máy thủy bình tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi thực hiện bắn cao độ bằng máy thủy bình, cần chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động của máy thủy bình, mia và phụ kiện kèm theo như chân máy.
Bước 2: Xác định vị trí đặt máy thủy bình
- Xác định rõ vị trí và cao độ mốc chuẩn
- Chọn vị trí đặt máy đảm bảo nền chắc chắn, bằng phẳng, không bị sụt lún. Tốt nhất vị trí đặt máy thủy chuẩn cao hơn vị trí của mốc chuẩn.
Bước 3: Cân máy thủy chuẩn
- Thực hiện dựng máy và lắp máy thủy chuẩn lên chân máy, chú ý tam giác của đế chân trùng với tam giác của đế máy và vặn chặt, chắc chắn ốc vít ở đế máy.
- Điều chỉnh các ốc cân của máy thủy chuẩn sao cho bọt thủy tròn nằm chính giữa vòng tròn, đảm bảo đường ngắm của máy nằm ngang.
Bước 4: Ngắm và đọc số
Ngắm vào mốc chuẩn
- Đặt mia tại mốc chuẩn, ngắm vào tâm của mia qua ống kính máy thủy bình. Điều chỉnh ống kính sao cho trùng với tâm của mia.
- Đọc số trên mia tại vị trí giao cắt của mia và đường ngắm
Ngắm vào các điểm cần đo
- Làm tương tự như khi làm ngắm vào mốc chuẩn, di chuyển mia đến các điểm cần đo
- Ghi lại số liệu đọc được trên mia
Lưu ý: Có 2 số đọc trên mia là hàng m và hàng dm; 2 số đọc ghi trên chữ E là hàng cm và mm. Và mỗi khoảng đen – trắng – đỏ trên mia tương ứng là 10mm.
Bước 5: Tính toán cao độ
- Tính chênh cao giữa 2 điểm = (Số đọc trên mia tại điểm cao hơn) – (Số đọc trên mia tại điểm thấp hơn)
- Tính cao độ của điểm cần tính = (Cao độ của mốc chuẩn) + (Chênh cao)
Giả sử có mốc chuẩn cao độ là 100m, số đọc trên mia tại điểm A là 1.5m và số đọc trên mia tại B là 2.2m. Ta có:
- Chênh cao giữa 2 điểm A và B là: 2.2 – 1.5 = 0.7m
- Cao độ của điểm B là: 100 + 0.7 = 100.7m
>>> Xem thêm: Tìm hiểu công thức tính đo chênh cao trong trắc địa
Các phương pháp bắn cao độ bằng máy thủy bình phổ biến
Dưới đây là 2 phương pháp bắn cao độ phổ biến bằng máy thủy chuẩn, trong đó mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm rieeng, phù hợp với yêu cầu công việc và từng điều kiện địa hình khác nhau, cụ thể như sau:
Bắn cao độ bằng máy thủy bình từ giữa
Thực hiện bắn cao độ bằng cách đặt máy thủy bình ở vị trí chính giữa 2 điểm cần đo.
Cách bắn cao độ bằng máy thủy bình từ giữa đơn giản, thực hiện dễ dàng và có độ chính xác rất cao, đặc biệt khi khoảng cách giữa 2 điểm không quá lớn.
Tuy nhiên, khi khoảng cách giữa 2 điểm quá lớn hoặc địa hình phức tạp, hiểm trở sẽ khó thực hiện và phương pháp này yêu cầu địa hình đặt máy phải bằng phẳng.
Chính vì vậy, bắn cao độ bằng máy thủy bình từ giữa thích hợp sử dụng đo cao độ các điểm trong khoảng cách không quá lớn và địa hình tương đối bằng phẳng
>>> Xem thêm: Phương pháp đo cao độ bằng máy toàn đạc điện tử
Bắn cao độ bằng máy thủy bình từ phía trước
Bắn cao độ từ phía trước yêu cầu đặt máy thủy bình gần một trong 2 điểm cần đo. Cách bắn cao độ bằng máy thủy bình này thường sử dụng đo cao độ các điểm có khoảng cách xa nhau hoặc khu vực có địa hình phức tạp.
Ưu điểm của đo cao độ từ phía trước là linh hoạt hơn, áp dụng trong nhiều điều kiện địa hình, ngay cả địa hình không bằng phẳng hoặc khoảng cách lớn đều thực hiện dễ dàng.
Nhưng điểm hạn chế của phương pháp này là yêu cầu tính toán nhiều hơn và độ chính xác có thể thấp hơn so với bắn cao độ bằng máy thủy bình từ phía trước.
Ngoài 2 phương pháp bắn cao độ bằng máy thủy bình trên, có thể sử dụng phương pháp bắn cao độ vòng tròn hoặc bắn cao độ liên tục. Việc lựa chọn phương pháp bắn cao độ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, yêu cầu độ chính xác, loại máy thủy bình, thời gian thực hiện,… người thực hiện cần căn cứ vào các điều kiện thực tế và các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn phương pháp bắn cao độ phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc uy tín, tốt nhất
Như vậy, bắn cao độ bằng máy thủy bình là kỹ thuật đo đạc cơ bản và quan trọng trong trắc địa, xây dựng. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng trong cách thực hiện sẽ giúp người dùng thực hiện công việc đo đạc một cách chính xác và hiệu quả nhất!
Be the first to review “Cách bắn cao độ bằng máy thủy bình: Chi tiết và hướng dẫn”