Mẫu biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng thông dụng

29/08/2024
106 lượt xem

Khảo sát mặt bằng là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành các hoạt động thi công, xây dựng công trình. Trong quá trình khảo sát, để đảm bảo tính minh bạch các bên tiến hành lập biên bản khảo sát mặt bằng. Vậy biển bản khảo sát mặt bằng được dùng để làm gì? Cách thành lập như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo những thông tin được Việt Thanh chia sẻ trong bài viết dưới đây.

>>Xem thêmmáy thủy bình hỗ trợ công tác khảo sát mặt bằng thi công.

Mẫu biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng thường dùng

Biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng là văn bản được thành lập khi các bên cùng tiến hành các hoạt động kiểm tra, khảo sát mặt bằng.

Biên bản khảo sát mặt bằng được dùng để ghi nhận toàn bộ các hoạt động khảo sát mặt bằng. Toàn bộ nội dung trong biên bản cần thể hiện được chính xác hiện trạng mặt bằng cũng như các bên cùng tham gia khảo sát…

biên bản khảo sát mặt bằng
Mẫu biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng thông dụng

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể mẫu biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng. Dưới đây là mẫu biên bản thường được dùng khi các bên tiến hành khảo sát mặt bằng trước khi xây dựng. Bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp hoặc tải về để sử dụng khi cần thiết.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

——————

BIÊN BẢN

(V/v: Khảo sát mặt bằng công trình xây dựng)

Tên dự án: 

Thời gian tiến hành khảo sát: ngày………..tháng…………năm………, đoàn khảo sát tiến hành kiểm tra hiện trạng mặt bằng công trình xây dựng dự án…………………………………………………………………………………….Tại thửa đất số….đường……………….quận……………….huyện………………Tỉnh/ TP:………………………………..

  1. Thành phần tham gia khảo sát

Trưởng đoàn:……………………………..Chức vụ:…………………………Đơn vị công tác………………………………………………………………………………………………

Phó trưởng đoàn:……………………… …Chức vụ: ………………………..Đơn vị công tác…………….………………………………………………………………..

Thành viên trong đoàn:……………………Chức vụ:………………………Đơn vị công tác……………………………………………………………………………..

Thành viên trong đoàn:……………………Chức vụ:………………………Đơn vị công tác……………………………………………………………………………..

Đại diện cán bộ quản lý tại địa phương:……………………Chức vụ………………

Đại diện chủ đầu tư dự án:……………………………………..Chức vụ……………….

Đại diện chủ thầu xây dựng dự án:………………………….Chức vụ……………….

2. Thời gian khảo sát

Bắt đầu: Lúc….giờ…phút………..ngày………….tháng…………..năm………….

Kết thúc: Lúc……giờ…phút……….ngày…………tháng…………năm…………..

2.1. Hiện trạng mặt bằng khi khảo sát

2.1.1. Thông tin chung về dự án xây dựng trên thực tế:

Vị trí xây dựng dự án:……………………………………………………

Hiện trạng mặt bằng của dự án (mật độ xây dựng, môi trường xung quanh, các công trình phụ đã có, cây cối, tính khả thi, khả năng chịu lực của nền đất)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Những đối tượng nhạy cảm về môi trường xung quanh khu vực xây dựng dự án:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2.2. Các vấn đề môi trường chính dự án cần quan tâm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Ý kiến của đoàn khảo sát

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Ý kiến của đại diện chủ đầu tư dự án

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Ý kiến của chủ thầu xây dựng công trình

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6. Kết luận chung của đoàn khảo sát

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản được thành lập vào hồi……giờ….phút…..ngày….tháng……năm……, đã được thông qua cho các bên tham gia cùng nghe và nhất trí về các nội dung trong biên bản. Biên bản khảo sát mặt bằng xây dựng được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện chủ đầu tư dự án

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trường đoàn khảo sát

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện chủ thầu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương

(Ký và ghi rõ họ tên)

>>Tải miễn phí biên bản khảo sát mặt bằng tại đây.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin san lấp mặt bằng: Mẫu đơn chuẩn và các lưu ý quan trọng

Cách viết mẫu biên bản khảo sát mặt bằng công trình xây dựng

biên bản khảo sát mặt bằng
Nội dung trong biên bản khảo sát mặt bằng cần chính xác, khách quan

Mỗi một loại biên bản kiểm tra, khảo sát hiện trạng sẽ có một nội dung khác nhau bởi nó được thành lập tùy vào từng mục đích cụ thể. Dù nội dung biển bản là gì thì mọi nội dung trong biên bản cần rõ ràng, chính xác, khách quan và minh bạch. Cách viết biên bản khảo sát hiện trạng mặt bằng xây dựng cần phải đầy đủ các nội dung sau:

  • Trong phần mở đầu cần có đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản 
  • Thời gian lập biên bản
  • Thành phần tham gia khảo sát
  • Thông tin chi tiết về hiện trạng mặt bằng như tên, địa điểm, thông tin cụ thể của mặt bằng
  • Thông tin cụ thể về đối tượng sau khi thực hiện quá trình kiểm tra và kết quả kiểm tra;
  • Đưa ra phương hướng giải quyết, cách khắc phục trên cơ sở những thông tin đã được thực hiện và được trình bày trước đó.
  • Đối với những thông tin đề xuất khắc phục hoặc sửa chữa trong mẫu báo cáo thì sau khi mẫu biên bản được lập và thực hiện sẽ được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết.
  • Phần kết biên bản phải có các thông tin về những người có liên quan đến việc kiểm tra hiện trạng. Các chủ thể lập, có liên quan ký, ghi rõ họ tên, xác nhận.

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu san lấp mặt bằng mới nhất

Tại sao cần khảo sát mặt bằng công trình xây dựng

biên bản khảo sát mặt bằng
Khảo sát mặt bằng công trình xây dựng trước khi tho công bằng máy thủy bình là rất cần thiết

Khảo sát mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng công trình là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công dự án. Dưới đây là những lợi ích của việc khảo sát mặt bằng xây dựng:

Nắm được về hiện trạng mặt bằng

Khi khảo sát mặt bằng sẽ giúp xác định được điều kiện thực tế của mặt bằng cũng như các vấn đề tiềm ẩn. Từ đó đưa được ra những phương án thi công và biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế rủi ro xảy ra sau này.

Khẳng định tính khả thi của thiết kế

Khi tiến hành khảo sát mặt bằng xây dựng sẽ giúp nhà thầu cũng như chủ đầu tư đánh giá được tính khả thi của các ý tưởng thiết kế khi áp dụng vào mặt bằng thực tế và có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Tận dụng tối đa công năng sử dụng

Khi khảo sát mặt bằng công trình sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác vị trí, không gian. Từ đó có thể tận dụng tối đa, sử dụng hiệu quả cũng như mang đến sự tiện lợi cho quá trình sử dụng sau này.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Khi tiến hành khảo sát mặt bằng kỹ lưỡng sẽ giúp đảm bảo các phương án thiết kế và thi công  được chuẩn bị chỉn chu ngay từ đầu. Hạn chế tính trạng chỉnh sửa trong quá trình thi công. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo tiến độ công trình.

Trong quá trình khảo sát mặt bằng công trình xây dựng không thể không sử dụng đến những thiết bị đo đạc hiện đại như máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK…Trong đó những Model máy thủy bình đang được ưa chuộng hiện nay như: Máy thuỷ bình Hi-Target HT32, máy thủy bình Satlab SAL32, máy thuỷ bình Sokkia B40A, máy thủy bình Leica NA320

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công mới nhất 2024

Bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc mẫu biên bản khảo sát mặt bằng chi tiết cũng như hướng dẫn chi tiết cách xây dựng biên bản khảo sát hiện trạng mặt bằng. Nếu quý bạn đọc cần tham khảo những mẫu giấy tờ khác liên quan đến hoạt động xây dựng và trắc địa, hãy truy cập website của Việt Thanh nhé.

Trên thị trường hiện nay, Việt Thanh đang là đơn vị cung cấp và phân phối thiết bị đo đạc chính hãng với giá thành phải chăng. Đến với chúng tôi, bạn có thể mua hoặc thuê máy móc đo đạc hiện đại như máy thủy bình Bosch,  Máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Trimble, máy thủy bình Sincon, máy toàn đạc Geomax, máy kinh vĩ Sokkia… đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ tại Việt Thanh Group

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.