Cách dẫn mốc tọa độ và đặt mốc tọa độ công trình

21/06/2024
365 lượt xem

Dẫn mốc tọa độ công trình là công tác xác định và ghi chép tọa độ của các điểm mốc trên mặt bằng công trình, sử dụng máy định vị vệ tinh GNSS ( tiếng Anh là Global Navigation Satellite System). Chi tiết cách dẫn mốc tọa độ như thế nào, mời các bạn đến với bài viết sau của Việt Thanh Group.

cách dẫn mốc tọa độ

Hướng dẫn đặt mốc tọa độ công trình

Việc chọn vị trí đặt mốc tọa độ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của dữ liệu thu thập được bằng máy định vị GNSS vì máy định vị GNSS hoạt động dựa trên nguyên lý thu thập tín hiệu từ các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất. Do vậy, nếu vị trí đặt mốc bị che khuất bởi các yếu tố cản trở như mái hiên, cây cối, tín hiệu thu thập sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sai lệch trong kết quả đo đạc.

Vậy các tiêu chí lựa chọn vị trí đặt mốc như thế nào?

  • Thông thoáng, có tầm nhìn rộng: Nên chọn vị trí mở, không bị che khuất bởi các vật cản cao như công trình, cây cối. Điều này giúp đảm bảo máy định vị GNSS có thể thu nhận tín hiệu vệ tinh một cách tốt nhất.
  • Tránh xa các nguồn gây nhiễu: Tránh đặt mốc gần các trạm phát sóng, đường dây điện cao áp, hoặc các thiết bị điện tử khác vì có thể gây nhiễu đến tín hiệu vệ tinh.
  • Ưu tiên địa hình bằng phẳng: Nên chọn vị trí có địa hình tương đối bằng phẳng để thuận tiện cho việc đặt mốc và thao tác đo đạc.
  • Đảm bảo an toàn: Vị trí đặt mốc phải đảm bảo an toàn cho người thi công, tránh xa các khu vực nguy hiểm như vách núi, hố nước sâu.

Tránh dẫn mốc tọa độ khi trời âm u, thiếu nắng

Vì các hoạt động của máy định vị GNSS phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh. Khi trời âm u, mây che khuất bầu trời, số lượng và chất lượng tín hiệu vệ tinh thu được sẽ chịu các ảnh hưởng như số lượng vệ tinh thu được giảm, chất lượng tín hiệu vệ tinh giảm. Khi đó sẽ làm sai số do tầng điện ly, sai số do tầng đối lưu, sai số ảnh hưởng đa đường dẫn.

>>Xem thêm: GNSS là gì? GPS là gì? GNSS và GPS khác nhau như thế nào

Cách dẫn mốc tọa độ như thế nào?

Giữ máy GNSS ổn định bằng cách sử dụng chân đế ba để đảm bảo độ cao chính xác và tiện lợi cho việc thao tác. Hạn chế sử dụng kẹp sào vì chỉ có thể cố định máy GNSS ở một vị trí không linh động dẫn đến máy GNSS có thể bị rung lắc, ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu thu thập được.

Bước 1: Lựa chọn điểm mốc dễ quan sát, không bị cản trở bởi tán cây hay vật cản khác theo hướng dẫn ở mục trên để đảm bảo có tầm nhìn thông thoáng ra bầu trời nhằm tiến hành dẫn mốc tọa độ công trình. Hạn chế dẫn mốc tọa độ công trình khi trời âm u, thiếu nắng

Bước 2: Lắp đặt máy GNSS lên chân đế chuyên dụng để đảm bảo độ ổn định trong quá trình thu thập dữ liệu

>>Xem thêm: TRẮC ĐỊA Tần số vệ tinh GNSS là gì? Cách thức hoạt động kênh thu GNSS

Bước 3: Tuân thủ thời gian đo mốc theo quy định

Cần tuân thủ các quy định cụ thể trong QCVN 04:2009/BTNMT để đảm bảo dữ liệu thu thập được chính xác nhất. 

cách dẫn mốc tọa độ
Quy định về đo mốc khi đo lưới tọa độ quốc gia

Bước 4: Dẫn dữ liệu tối thiểu 3 mốc để khống chế hạng cao và khoảng cách quy định (mốc nhà nước Hạng I, II)

Mặc dù chỉ cần 2 mốc khống chế hạng cao là có thể bình sai dữ liệu dẫn mốc tọa độ công trình, tuy nhiên độ chính xác của dữ liệu thu được sẽ không được đảm bảo. Để thu được kết quả chính xác nhất, có độ tin cậy cao, người đo nên dẫn dữ liệu tối thiểu 3 mốc khống chế hạng cao với khoảng cách theo quy định (mốc nhà nước Hạng I, II)

>>Xem thêm: Mốc GPS trong trắc địa là gì?

Quy định về khoảng cách mốc khống chế:

  • Lưới thiết kế tọa độ hạng III: Lưới thiết kế phải được đo nối với ít nhất 8 điểm tọa độ quốc gia có độ chính xác từ hạng II trở lên. Trong đó, 4 điểm bố trí tại các góc và ít nhất 1 điểm bố trí tại trung tâm của lưới. Đồng thời, đo nối với tất cả các điểm tọa độ cấp 0 và tọa độ hạng II khác có trong phạm vi xây dựng lưới.
  • Khi chêm điểm tọa độ hạng III: Các điểm tọa độ hạng III phải được đo nối với ít nhất 3 điểm tọa độ quốc gia có độ chính xác từ hạng II trở lên. Bố trí các điểm này ở các vị trí cách đều về 3 phía của điểm. Sau đó đo nối trực tiếp độ cao bằng phương pháp thủy chuẩn hình học theo quy trình đo thủy chuẩn hạng IV. Dựa trên các điểm độ cao quốc gia hạng I, II, III.
cách dẫn mốc tọa độ
Quy định về khoảng cách đo và các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ (Theo QCVN 04:2009/BTNMT).

Đối với lưới tọa độ hạng II, nếu khoảng cách giữa hai điểm đo vượt quá 40km và 20km với lưới tọa độ hạng III, thời gian đo sẽ được cộng thêm 20 phút cho 10km vượt quá khoảng cách quy định

Bước 5: Ghi nhật ký đo đầy đủ và chính xác

Ghi nhật ký đo là một bước quan trọng trong công tác dẫn mốc tọa độ công trình. Việc ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến quá trình đo giúp: Lưu trữ dữ liệu, giám sát quá trình thi công và đánh giá chất lượng công trình

Nội dung cần ghi trong nhật ký đo:

  • Thời gian các ca đo
  • Chiều cao máy (khi đo đúng kỹ thuật)
  • Tên và tọa độ mốc gốc
  • Bất kỳ sự cố hoặc sai sót nào xảy ra trong quá trình đo
  • Và các thông tin liên quan khác trong lúc đo

Bước 6: Tắt và tháo thiết bị đúng cách

Khi tháo thiết bị mà không tắt máy, máy GNSS RTK có thể tiếp tục thu tín hiệu vệ tinh trong lúc di chuyển hoặc rung lắc. Tín hiệu thu được trong trạng thái này có thể sai lệch, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả bình sai. Việc tắt máy trước khi tháo giúp bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong khỏi hư hỏng do rung lắc hoặc va đập.

Cách thực hiện:

  • Tắt máy GNSS: Nhấn nút nguồn theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tắt máy GNSS.
  • Tháo thiết bị khỏi chân đế: Cẩn thận tháo thiết bị GNSS khỏi chân đế ba mà không làm rung lắc hoặc va đập.
  • Cất giữ thiết bị: Đặt thiết bị vào thùng máy hoặc túi chuyên dụng để bảo quản an toàn.

Các lưu ý khi sử dụng máy GNSS dẫn mốc tọa độ

Việc sử dụng thiết bị đo có chất lượng thấp, giá rẻ tiềm ẩn nguy cơ mất tín hiệu vệ tinh đột ngột, ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu thu thập được, dẫn đến kết quả bình sai không chính xác hoặc không đủ điều kiện để thực hiện bình sai vì vậy nên chọn các thiết bị đến từ các thương hiệu uy tín như MÁY GNSS RTK HI-TARGET V200,MÁY GNSS RTK SATLAB FREYJA MÁY GNSS RTK TRIMBLE R2,, MÁY GNSS RTK KOLIDA K5 PLUS

cách dẫn mốc tọa độ
Máy GNSS RTK Hi-Target

Cũng như các thiết bị đo đạc khác, máy thu GPS hay máy định vị vệ tinh GNSS cần được kiểm định định kỳ mỗi 12 tháng một lần để đảm bảo độ chính xác, cập nhật phần mềm mới nhất và nâng cao hiệu suất hoạt động. Việc kiểm định giúp đưa độ chính xác của thiết bị GNSS về trạng thái tối ưu, hỗ trợ người đo đạc dẫn mốc tọa độ công trình một cách chính xác nhất.

Qua bài viết trên Việt Thanh Group đã hướng dẫn bạn đọc cách dẫn mốc tọa độ và đặt mốc tọa độ công trình. Nếu quý khách cần các thông tin liên quan xin truy cập website Việt Thanh Group. Hơn nữa, Việt Thanh Group là đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị đo đạc uy tín và cùng các dịch vụ chất lượng với giá cả phải chăng, nếu quý khách có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.