Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý duy nhất thể hiện được đầy đủ quyền của người sử dụng thửa đất theo quy định pháp luật. Để cầm được cuốn sổ đỏ trong tay thì cá nhân hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cũng như phải đóng đầy đủ các khoản thuế, phí làm sổ đỏ do cơ quan nhà nước quy định. Vậy chi phí làm sổ đỏ lần đầu là bao nhiêu? Việt Thanh Group sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>Tham khảo: Ứng dụng máy thủy bình trong công tác đo đạc, xác định ranh giới thửa đất để cấp sổ đỏ
Chi phí làm sổ đỏ lần đầu gồm những gì?
Khi cá nhân hoặc tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với những khoản phí nhất định như lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng đất trong trường hợp không được miễn.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước là một trong những khoản chi phí làm sổ đỏ lần đầu người dân bắt buộc phải thực hiện. Công thức tính lệ phí trước bạ khi xin cấp sổ đỏ lần đầu được quy định trong Điều 6 Nghị định 10/2022/NĐ-CP như sau:
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (giá đất tại bảng giá đất x diện tích).
Trong đó, giá đất tại bảng giá đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm làm lệ phí trước bạ.
Chi phí cấp sổ đỏ
Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định, lệ phí cấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Các tổ chức, cá nhân cần nộp khoản lệ phí này khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thực tế, khoản phí này sẽ có sự khác nhau theo tiêu chí cụ thể của từng địa phương.. Hiện nay, lệ phí cấp sổ đỏ dao động trong khoảng từ 10.000 đến 500.000 vnđ tùy từng thửa đất, tùy từng địa phương.
Để biết chính xác lệ phí cấp sổ đỏ lần đầu của thửa đất mình đang sử dụng là bao nhiêu mời bạn đọc liên hệ với hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc các công ty tư vấn luật đất đai trên địa bàn để biết chi tiết hơn lệ phí cấp Sổ đỏ tại địa phương mình.
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất được hiểu là tiền mà cá nhân, tổ chức sử dụng đất phải đóng cho nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định trong Điều 3, Luật Đất Đai năm 2013.
Những trường hợp phải đóng tiền sử dụng đất theo quy định trong Nghị định 45/2014/NĐ-CP bao gồm:
- Đóng tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất;
- Đóng tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Phải đóng tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ 15/10/1993 mà không có một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013;
- Đóng tiền sử dụng đất khi được công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng từ 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà không có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013;
- Cần đóng tiền sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận;
- Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà số tiền sử dụng đất phải đóng sẽ khác nhau. Hiện nay, pháp luật cũng quy định rõ ràng một số trường hợp được miễn không phải đóng tiền sử dụng đất. Để biết thửa đất mình đang sử dụng có nằm trong danh sách được miễn hay không, mời bạn liên hệ với UBND cấp tỉnh để được hỗ trợ.
Ngoài 3 khoản phí cơ bản trên, cá nhân, tổ chức yêu cầu được cấp sổ đỏ lần đầu cần phải đóng nhiều khoản chi phí phụ khác như phí công chức hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, phí đo đạc đất cấp sổ đỏ, phí thẩm định và phê duyệt hồ sơ…
Trong đó, chi phí thẩm định với một bộ hồ sơ giao đất hoặc cho thuê có giá là 1.000đ/m2. Chi phí tối đa là 7.500.000đ cho một hồ sơ. Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 0,15% giá trị chuyển nhượng, tối đa 5.000.000 đồng/hồ sơ.
Xem thêm: Top 5 loại đất được cấp sổ đỏ theo quy định hiện nay
Bộ hồ sơ đầy đủ xin cấp sổ đỏ lần đầu
Khi có yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký cấp sổ đỏ theo mẫu (Mẫu 04a/ĐK). Tải mẫu đơn miễn phí tại đây.
- Một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cần nộp một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 1.7.2004 theo mẫu.
- Hóa đơn, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; Những giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Trong quá trình đo đạc, xác định ranh giới thửa đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, máy thủy bình đóng vai trò quan trọng. Bởi thiết bị này cho kết quả đo đạc chính xác cao, ít sai số. Những thương hiệu máy thủy bình được ưa chuộng phải kể đến như máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Nikon, máy thủy bình Hi-target,… với các model nổi trội như Satlab SAL32, Topcon AT-B4A, Nikon AC-2S, Hi-target HT32, Sokkia B40A,…
Xem thêm: Cập nhật mới nhất: Tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?
Quy trình thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu
Các khoản chi phí làm sổ đỏ lần đầu sẽ được những cá nhân, tổ chức yêu cầu cấp sổ đỏ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quy trình thực hiện việc cấp sổ đỏ lần đầu. Các bước cấp sổ đỏ lần đầu được quy định cụ thể trong Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo hướng dẫn tạo mục trên. Sau đó bộ hồ sơ này được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện/ Quận. Nếu địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai thì cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu tại UBND cấp xã.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cán bộ văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc phòng địa chính ở xã sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu. Người tiếp nhận cần ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa lại phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Sau đó cán bộ sẽ thông báo những khoản chi phí làm sổ đỏ lần đầu mà cá nhân hoặc hộ gia đình yêu cầu cấp sổ đỏ phải nộp. Những người yêu cầu cấp sổ đỏ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định. Sau khi đã đóng đủ các khoản tiền theo quy định cần lấy hóa đơn và giữ hóa đơn để làm căn cứ cho việc đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.
Bước 3: Trao kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người có nhu cầu xin cấp sổ đỏ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Xem thêm: Đất không sổ đỏ có được cấp phép xây dựng không?
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai trong đó có các chi phí làm sổ đỏ lần đầu là nghĩa vụ của công dân. Nó đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho việc xin cấp sổ đỏ lần đầu của bạn trở nên thật suôn sẻ. Nếu có nhu cầu đo đạc bản đồ hoặc sử dụng dịch vụ cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa, hãy liên hệ Việt Thanh Group để được hỗ trợ nhé.
Xem thêm: Tách sổ đỏ như thế nào? Hướng dẫn thủ tục chi tiết và những điều cần biết
Be the first to review “[Tư vấn] Chi phí làm sổ đỏ lần đầu là bao nhiêu? Hồ sơ và quy trình thực tế”