Đo dài bằng máy trắc địa: Nâng cao sự hiệu quả và chính xác

08/08/2024
71 lượt xem

Máy trắc địa là thiết bị đo đạc chuyên dụng không thể thiếu trong xây dựng, khảo sát địa hình, nghiên cứu địa chất,.., Với độ chính xác cao và đa năng, máy trắc địa  giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Bài viết sau sẽ chia sẻ chi tiết hơn về chủ đề đo dài bằng máy trắc địa, cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm sự lựa chọn tốt hơn.

>>> Xem thêm: Máy thủy bình loại nào tốt, giá cả cạnh tranh

Máy trắc địa là gì? Ưu điểm của việc đo dài bằng máy trắc địa

do-dai-bang-may-trac-dia-1
Ứng dụng rộng rãi của máy trắc địa nhờ nhiều ưu điểm nổi bật

Máy trắc địa là các thiết bị điện tử quang học, được sử dụng rộng rãi để đo các thông số như khoảng cách, cao độ, góc,… Hiện có nhiều loại máy trắc địa khác nhau và mỗi loại có những tính năng, ưu nhược điểm và ứng dụng riêng.

So với phương pháp đo truyền thống thì đo dài (hay đo khoảng cách) bằng máy trắc địa được đánh giá cao bởi những ưu điểm sau:

  • Độ chính xác cao: sai số chỉ vài milimet. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt ở các công trình yêu cầu khắt khe về độ chính xác.
  • Tốc độ đo nhanh: do máy thực hiện tự động, chưa kể máy còn có thể đo được một lượng lớn các điểm, giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng tiến độ của công trình.
  • Đa năng: Sử dụng đo được nhiều thông số khác như đo khoảng cách, chiều dài, đo góc, đo cao độ, tọa độ, đo độ dốc,… ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.
  • Kết quả đo ổn định: do không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… hay không phụ thuộc nhiều vào người đó, giúp giảm thiểu sai số.
  • Tính linh hoạt cao: Máy hoạt động bền bỉ ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bụi, nước, băng tuyết,… và hoạt động ở nhiều địa hình khác nhau, thậm chí là địa hình phức tạp.
  • Tích hợp công nghệ hiện đại nên dễ dàng chuyển dữ liệu sang máy tính và tương thích với nhiều phần mềm chuyên dụng hoặc thiết bị đo khác.
  • Đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người lao động khi thực hiện ở những vị trí nguy hiểm.
  • Tối ưu hóa chi phí: Nhờ độ chính xác cao, tốc độ đo nhanh, đa tính năng mà máy trắc địa giúp giảm thiểu thời gian và các rủi ro, tối ưu hóa chi phí.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu công thức tính đo chênh cao trong trắc địa

Ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong đo dài bằng máy trắc địa

do-dai-bang-may-trac-dia-may-toan-dac
Đo dài chính xác cao với máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc đóng vai trò quan trọng nhiều lĩnh vực nhất là xây dựng và khảo sát và là một trong những thiết bị đo đạc hiện đại và phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy toàn đạc dựa trên nguyên lý thu và phát. Ta sẽ đặt bộ phận thu phát tại vị trí đặt máy toàn đạc và gương được đặt ở hệ thống phản hồi tín hiệu. 

Khi đó khoảng cách cần đo D được tính theo công thức: D = (V x T)/2. Trong đó: V là vận tốc truyền tín hiệu V = 3.108 m/s) và T là thời gian tín hiệu đi và về.

Máy toàn đạc điện tử ứng dụng trong đo dài bằng máy trắc địa cụ thể như:

  • Đo khoảng cách giữa các điểm dù có xa hay bị ngăn cách bởi núi, sông đều cho kết quả chính xác.
  • Đo khoảng cách trong hệ thống lưới khống chế hoặc đường truyền.

Một số máy toàn đạc được đánh giá cao trên thị trường như máy toàn đạc HTS-521L10, Hi-Target HTS-720, Satlab SLT10, Satlab SLT12,…

>>> Xem thêm: Phương pháp đo cao độ bằng máy toàn đạc điện tử

Ứng dụng máy đo khoảng cách laser trong đo dài bằng máy trắc địa

do-dai-bang-may-trac-dia-may-do Khoang-cach-laser
Đo dài nhanh chóng, chính xác với máy đo khoảng cách laser

Đây là công cụ đo hiện đại, cho phép đo dài nhanh chóng và chính xác. Máy đo khoảng cách cầm tay laser hoạt động dựa trên nguyên lý đo thời gian. Tia laser sẽ được phát ra từ máy, đi đến vật thể và phản xạ lại, sau đó sử dụng tốc độ ánh sáng để tính khoảng cách.

Khi đó công thức tính khoảng cách S từ máy đến vật là: S = (V x T)/2

Trong đó: T là thời gian tia laser đi và về; V là tốc độ ánh sáng, V = 3.108 m/s

Việc đo dài bằng máy trắc địa thông qua máy đo khoảng cách laser nhỏ gọn, giúp người dùng sử dụng dễ dàng, đáp ứng đo đạc hàng ngày và di chuyển thuận tiện đến bất cứ đâu.

Một số model máy đo khoảng cách cầm tay nổi bật như: SNDWAY M40SNDWAY SW-100G 100m Tia Xanh,…

>>> Xem thêm: 2 cách tính độ dốc mặt đường và ứng dụng của máy thủy bình trong tính toán độ dốc

Ứng dụng máy kinh vĩ trong đo dài bằng máy trắc địa

Máy kinh vĩ mạnh về đo góc nhưng với một số kỹ thuật và tính toán, chúng ta vẫn có thể dùng để đo khoảng cách. Bằng cách đo các góc và biết độ dài của một cạnh, ta sử dụng công thức lượng giác để tính toán các cạnh còn lại.

Tuy nhiên, sử dụng máy kinh vĩ đo khoảng cách sẽ phức tạp hơn so với 2 thiết bị đo trên và nó phù hợp với yêu cầu độ chính xác không cao.

Một số dòng máy kinh vĩ điện tử thích hợp đo khoảng cách như Satlab SDT2, Nikon NE-100/101,…

>>> Xem thêm: So sánh máy toàn đạc và máy kinh vĩ – Nên chọn loại nào?

Ứng dụng máy thủy chuẩn trong đo dài bằng máy trắc địa

do-dai-bang-may-trac-dia-may-thuy-binh
Đo dài bằng máy trắc địa – máy thủy chuẩn

Sử dụng máy thủy bình để đo chênh lệch cao độ giữa hai điểm và xác định được góc nghiêng của tia nhìn, chúng ta có thể tính khoảng cách giữa hai điểm đo thông qua các công thức lượng giác.

Khi đó khoảng cách S đo bằng máy thủy bình tính theo công thức: S=(a-b)x const

Trong đó: a, b tương ứng là số đọc chỉ trên và số đọc chỉ dưới; thông thường const=100

Tuy nhiên, sử dụng máy thủy bình đo khoảng cách phù hợp với công trình nhỏ, yêu cầu không cao về độ chính xác. Máy thủy bình ngoài đo dài còn nổi trội bởi khả năng đo cao độ, đo độ dốc/ nghiêng, quan trắc lún,…

Tham khảo thêm một số máy thủy chuẩn được tin dùng như Hi-Target HT32, máy Satlab SAL 32, Nikon AC-2S,…

Ngoài ra, có thể sử dụng máy GPS RTK để tính toán khoảng cách giữa 2 điểm khi đã xác định được tọa độ của 2 điểm và sử dụng các công thức toán học tính khoảng cách giữa 2 điểm trong không gian 3 chiều.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Lưu ý trong đo dài bằng máy trắc địa

Có nhiều thiết bị sử dụng để đo khoảng cách mà Việt Thanh Group đã chia sẻ ở trên, do vậy khi lựa chọn thiết bị đo cần lưu ý những tiêu chí sau:

  • Yêu cầu về độ chính xác: Nên sử dụng máy toàn đạc hoặc máy đo khoảng cách laser nếu cần độ chính xác cao
  • Nếu khoảng cách đo lớn, địa hình phức tạp nên lựa chọn máy toàn đạc hoặc máy GPS
  • Dựa vào ngân sách để tìm hiểu giá thành và chọn mua thiết bị phù hợp
  • Nên chọn thiết bị có độ bền cao, hoạt động tốt ở môi trường khắc nghiệt

>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc chính hãng, uy tín nhất thị trường

Như vậy, công việc của cong người trở nên đơn giản hơn nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ. Việc đo dài bằng máy trắc địa chính là minh chứng rõ ràng nhất, các thiết bị đo đạc hiện đại trên đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.