Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?

29/07/2024
213 lượt xem

Thực hiện đúng theo các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai là một phần quan trọng giúp việc sử dụng đất đạt hiệu quả tối đa, sử dụng đất đúng mục đích. Đồng thời nó còn giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, tránh phát sinh tranh chấp của tất cả các bên liên quan Vậy nguyên tắc này được quy định như thế nào? Cùng Việt Thanh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>>Tham khảo Máy RTK được ứng dụng trong đo đạc bản đồ, xác định chính xác vị trí, ranh giới đất

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào

Luật Đất Đai 2013 quy định rất rõ ràng và chi tiết về nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó làm cơ sở để đảm bảo sự hiệu quả và công bằng trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên vô giá nhà. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc số 1: Đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất

nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai phải đảm bảo tính tập trung và thống nhất

Đất đai là nguồn tài nguyên của quốc gia nhưng cũng là tài sản chung của dân. Chính vì vậy pháp luật không cho phép bất cứ ai có hành vi chiếm đoạt tài sản công thành tài sản của riêng mình.

 Nhà nước là đại diện hợp pháp và duy nhất có quyền chỉnh sửa những quy định pháp lý về vấn đề đất đai để tập trung mọi quyền lực cũng như tạo ra sự thống nhất trong quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Vai trò cụ thể của nhà nước trong nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai được quy định chi tiết trong điều 4, luật Đất Đai năm 2013.

Nguyên tắc 2: kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai phải đảm bảo sự hài hòa giữa sở hữu và sử dụng đất

Theo luật đất đai 2013 quy định chủ sở hữu đất đai có quyền định đoạt, quyền sử dụng, quyền chiếm hữu… Trong đó quyền sở hữu đất đai sẽ bao gồm quyền khai thác, quyền tận dụng, quyền sử dụng lợi tức được sinh ra từ mảnh đất của chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng mảnh đất đó.

Người sở hữu hoặc sử dụng đất phải có nghĩa vụ đóng thuế đất cho nhà nước hàng năm. Đế nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai này được áp dụng và thực hiện có hiệu quả nhất thì nhà nước phải xây dựng được những quy định hợp tình, hợp lý.

 Đồng thời phải giao quyền quản lý và sử dụng đất trực tiếp cho các chủ thể sử dụng đất. Tránh tình trạng tranh chấp sẽ không đảm bảo được lợi ích của nhà nước cũng như cá nhân sử dụng đất. Chi tiết nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai này được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật Đất đai 2013.

Nguyên tắc số 3: Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích cá nhân, tập thể và cộng đồng

nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai phải đảm bảo sự hài hòa giữa cá nhân, tổ chức và tập thể

Mối quan hệ về lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng được thể hiện trực tiếp trên đất đai. Hơn nữa, đất đai cũng là yếu tố cần thiết và bắt buộc phải có thì mới tiến hành được các hoạt động sản xuất. 

Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất là rất quan trọng. Khi kết hợp hài hòa cả 3 lợi ích trên đồng nghĩa với việc phát huy đồng đều chúng, không để lợi ích nào lấn át hoặc triệt tiêu lợi ích nào.

Để thực hiện được sự hài hòa 03 lợi ích này thì cần có quy hoạch hoặc các quy định tài chính rõ ràng về đất đai. Cùng các chính sách thể hiện quyền, nghĩa vụ của nhà nước cũng như người sử dụng đất.

Nguyên tắc 4: Tiết kiệm và hiệu quả là xương sống quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai cần được thực hiện dựa trên yếu tố kinh tế. Chính vì vậy, tiết kiệm là gốc rễ của vấn đề, giúp việc quản lý đất đai đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện được nguyên tắc này thì cần xây dựng được các phương án quy hoạch đất đai có tính khả thi cao cũng như có được phương án sử dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có chính sách quản lý và giám sát chặt chẽ việc lên kế hoạch quy hoạch và sử dụng đất. Đó cũng là nền tảng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng kinh tế – xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất có thể mà vẫn đạt được mục đích đề ra.

nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Ứng dụng máy GNSS RTK vào việc đo đạc, xác định ranh giới đất

Ngoài những nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong luật Đất  Đai 2013, để quản lý  đất đai được thực hiện hiệu quả thì việc ứng dụng công nghệ  hiện đại là điều rất cần thiết. Nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng có thể kể đến như:

  • GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý GIS là công cụ mạnh mẽ để lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu địa chính trên nền tảng số.
  • Công nghệ đo đạc GPS: Sử dụng công nghệ định vị GPS bằng các thiết bị đo đạc như  máy GNSS RTK để thu thập dữ liệu địa chính với độ chính xác cao.
  • Phần mềm quản lý đất đai: Các phần mềm chuyên dụng giúp quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu địa chính một cách hiệu quả và tiện lợi.
  • Máy bay không người lái (drone): Sử dụng drone như máy bay UAV RTK như: máy bay khảo sát UAV DJI MATRICE 30 series (m30t, m30)máy bay khảo sát UAV DJI MATRICE 300 RTK,… để chụp ảnh và thu thập dữ liệu từ không trung, hỗ trợ quá trình đo đạc và số hóa bản đồ.

Xem thêm: Ứng dụng viễn thám trong quản lý đất đai

Nội dung chính trong quản lý Nhà nước về đất đai 

Những nội dung chính, quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai được quy định chi tiết trong Điều 22 Luật Đất đai 2013. Nội dung chi tiết như sau:

(Trích nguyên văn)

  • Lập bản đồ hành chính và xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng, quản lý đất đai.
  • Kế hoạch sử dụng đất và công tác quy hoạch.
  •  Quản lý hỗ trợ, bồi thường tái định cư cho người dân khi có quyết định thu hồi đất.
  • Quản lý việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất.
  • Đo đạc, khảo sát, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời, điều tra xây dựng giá đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất.
  • Thực hiện cấp Sổ đỏ, đăng ký đất đai.
  • Kiểm kê, thống kê đất đai.
  • Quản lý tài chính và giá đất của đất đai.
  • Giám sát, quản lý việc chấp hành các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu đất.
  • Theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vị vi phạm, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trong việc sở hữu và sử dụng đất đai.

Xem thêm: Số hóa bản đồ địa chính: tương lai quản lý đất đai hiện đại

Có thể nói, nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai là sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa quyền lực của nhà nước, quyền, lợi ích của người sở hữu và sử dụng đất với lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng và phát triển bền vững của nguồn tài nguyên đất.

Việt Thanh là một trong những địa chỉ cung cấp các loại thiết bị đo đạc đa dạng như máy GNSS RTK, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử đến từ những thương hiệu uy tín như Hi-Target, Satlab, Leica… bên cạnh đó, nếu quý khách hàng có nhu cầu đo đạc bản đồ  hãy liên hệ hotline 0972.891.598 để được hỗ trợ.

Xem thêm: Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.