Tổng hợp các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ dễ hiểu hiện nay

24/08/2024
155 lượt xem

Để thể hiện được đầy đủ các yếu tố nội dung chuyên môn của bản đồ người ta sử dụng đến các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ khác nhau. Mỗi phương pháp lại thích hợp với một kiểu bản đồ nhất định, chúng có thể được sử dụng độc lập, riêng rẽ hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Cùng Việt Thanh nghiên cứu những phương pháp hiển thị nội dung bản đồ quen thuộc hiện nay.

Xem thêm: Ứng dụng máy thủy bình, máy GPS RTK vào đo đạc cao độ và xác định ranh giới bản đồ.

Xem thêm: Đo vẽ bản đồ là gì

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ chấm điểm

phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Dùng phương pháp chấm điểm để thể hiện sự phân bố dân cư của một khu vực

Chấm điểm là một trong những phương pháp thể hiện nội dung bản đồ được sử dụng để thể hiện một cách chi tiết những hiện tượng phân tán nhỏ trên lãnh thổ. Mỗi một điểm sẽ phù hợp với một số lượng đối tượng, hiện tượng nhất định được phân bố tương ứng trên bản đồ.

Trong phương chấm điểm thể hiện nội dung bản đồ, những loại ký hiệu được sử dụng rộng rãi và thường gặp như hình tròn, hình vuông, hình tam giác với kích thước bằng nhau và đặt rải rác trên bề mặt bản đồ để phân biệt với ký hiệu trong phương pháp ký hiệu. Để biết được chính xác chất lượng cũng như động lực của hiện tượng, người ta sẽ quan sát vào màu sắc của chúng.

Phương pháp này có hạn chế là sự xác định vị trí không cao. Nó chỉ có khả năng biểu hiện sự phân bổ về một đặc tính nhất định và nêu lên được khung cảnh chung về sự phân bố địa lý của hiện tượng. Vì thế phương pháp thể hiện nội dung bản đồ này chỉ được dùng cho các bản đồ kinh tế – xã hội có tỷ lệ nhỏ, tính khái quát cao. Trong đó chủ yếu dùng để hiển thị sự phân bố dân cư cử một khu vực.

Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp đo góc bằng trong trắc địa

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng biểu đồ định vị

phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Biểu thị nội dung bản đồ bằng biểu đồ

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng biểu đồ định vị là phương pháp sử dụng các biểu đồ đặt ở những vị trí nhất định để thể hiện sự phân bố của các sự vật, hiện tượng một cách liên tục hoặc trên toàn bộ bề mặt trái đất. Bên cạnh đó, phương pháp này còn thể hiện được sự biến đổi theo chu kỳ của hiện tượng đó.

Thông thường, người ta sử dụng phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng biểu đồ định vị để hiển thị được những đặc trưng của hiện tượng theo mùa, những hiện tượng thời tiết mang tính chất thay đổi theo mùa như nhiệt độ, gió, lượng mưa…

Các biểu đồ định vị dùng để thể hiện nội dung bản đồ thường được trình bày theo nhiều hình thức khác nhau như: dựa trên hệ tọa độ vuông góc, hệ tọa độ cực ở dạng đường cong hay biểu đồ hình cột…

Hạn chế của phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng biểu đồ định vị đó là nó không mang tính bao quát, chỉ thể hiện được sự biến động có chu kỳ của một số hiện tượng nhất định. Vì vậy, phương pháp này được dùng chủ yếu trong bản đồ chuyên đề thời tiết, khí hậu…

Phương pháp ký hiệu tuyến thể hiện nội dung bản đồ 

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng ký hiệu tuyến thường được dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng trên bề mặt trái đất có sự phân bố theo một tuyến tính nhất định và rõ rệt trong không gian như đường bờ biển, hệ thống sông ngòi, đường giao thông, ranh giới lãnh thổ, đất trồng cây, địa giới hành chính…

Người dùng dễ dàng quan sát và nhận biết được những đặc trưng về số lượng, chất lượng cũng như sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian thông qua màu sắc, kích thước cũng như cấu trúc hình vẽ của các ký hiệu tuyến tính.

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng cách khoanh vùng phân bố

phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Dùng phương pháp khoanh vùng phân bố để thể hiện nội dung bản đồ

Phương pháp khoanh vùng phân bố dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng phân bố rải rác trên toàn bộ lãnh thổ, chỉ tập trung vào một số tỉnh nhất định.

Đặc điểm chính của phương pháp khoanh vùng phân bố đó là các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, hoặc xen kẽ nhau và cũng có thể che nhau hoàn toàn do phụ thuộc vào vị trí tương quan thực tế của các hiện tượng đó. 

Vì vậy, khi thể hiện các vùng phân bố trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định chính xác vùng ranh giới hoặc chỉ cần biết khu vực đó có hiện tượng, sau đó dùng nét gạch hoặc ký hiệu hay viết tên hiện tượng vào vùng đó.

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ Cartodiagram

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ  Cartodiagram hay còn gọi là phương pháp bản đồ – biểu đồ. Đây là phương pháp thể hiện sự phân bố của các sư vật hiện tượng bằng các biểu đồ (diagram) đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính). Từ biểu đồ này có thể thấy được độ lớn tổng quát của các hiện tượng trong đơn vị lãnh thổ.

Ưu điểm của phương pháp Cartodiagram là có khả năng thể hiện được tất cả các đặc tính liên quan đến số lượng, chất lượng cấu trúc và động lực của hiện tượng. Hơn nữa, những bản đồ chuyên đề được thành lập từ phương pháp Cartodiagram thể hiện được nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng, dễ đọc, dễ so sánh. 

Vì vậy, phương pháp này được sử dụng nhiều trong việc thể hiện sự phân bố không gian của các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, với các giá trị tuyệt đối hoặc tương đối của chúng. Trong đó dùng chủ yếu để thành lập các bản đồ kinh tế – xã hội.

Dùng phương pháp ký hiệu để thể hiện nội dung bản đồ

phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Thể hiện các đối tượng trên bản đồ bằng ký hiệu

Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ bằng ký hiệu hiểu đơn giản là dùng các ký hiệu ngoài tỷ lệ để thể hiện các đối tượng xác  tại các điểm hoặc có kích thước không thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ, hoặc diện tích của nó trên bản đồ nhỏ hơn diện tích của ký hiệu.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này phải kể đến như: vừa nêu được đặc điểm phân bố của đối tượng vừa có khả năng thể hiện được những đặc trưng về số lượng, chất lượng cũng như cấu trúc và động lực của các đối tượng.

Thể hiện đặc trưng về số lượng hiện tượng thông qua kích thước của ký hiệu, đôi khi người ta còn dùng cả màu sắc hay nét gạch bên trong ký hiệu. Sự liên hệ giữa số lượng hiện tượng ở từng điểm bằng kích thước của ký hiệu được xây dựng xuất phát từ mức độ xác định toán học khác nhau tùy theo việc lựa chọn chỉ số biểu hiện.

Phương pháp ký hiệu được sử dụng để thành lập nhiều bản đồ chuyên đề khác nhau như kinh tế – xã hội, đất đai, tài nguyên…

Để có thể xây dựng được những bản đồ hoàn chỉnh, bên cạnh việc sử dụng những phương pháp phù hợp thì việc ứng dụng những thiết bị, máy móc đo đạc hiện đại là rất cần thiết. Máy thủy bình, máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử đều được sử dụng để giúp cho việc đo đạc, tính toán và xây dựng bản đồ chính xác nhất. Một số dòng máy thường được sử dụng như:

Máy GNSS RTK Satlab SL7 

Máy GNSS RTK Satlab Freyja

Máy toàn đạc điện tử Leica TCR803

Máy toàn đạc điện tử Leica

Máy toàn đạc Nikon Nivo 3.C

Máy thủy bình Sokkia B40A

máy thủy bình Hitarget, máy thủy bình Satlabmáy thủy bình Topconmáy thủy bình Sokkia, Máy thủy bình Topcon AT-B3 Hi-target HT32Satlab SAL32,

Xem thêm: Cách đo góc với máy thủy bình: Hướng dẫn chi tiết

Có thể thấy rằng trong thực tế nghiên cứu, xây dựng và sử dụng bản đồ, mỗi phương pháp thể hiện nội dung bản đồ lại có những đặc điểm riêng, thích hợp với một dạng bản đồ nhất định. Vì vậy chúng ta cần lựa chọn được phương pháp phù hợp để dễ dàng đọc, hiểu bản đồ.

Nếu khách hàng quan tâm đến các dịch vụ của Việt Thanh như đo đạc bản đồ, sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị đo đạchãy liên hệ theo hotline: 0972.819.598 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính theo quy định

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.