Phân mảnh bản đồ địa chính là gì? Tìm hiểu chi tiết

06/08/2024
252 lượt xem

Phân mảnh bản đồ địa chính là gì? Ứng dụng cùng các yếu tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện phân mảnh bản đồ sẽ bao gồm chi tiết những nội dung gì? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây của Việt Thanh Group.

>>> Xem thêm: Máy thủy bình chính hãng, giá tốt mua ở đâu?

Phân mảnh bản đồ địa chính là gì? Tại sao phải phân mảnh, phân chia bản đồ địa chính

Phan-manh-ban-do-dia-chinh-la-gi
Phân mảnh bản đồ địa chính là chia nhỏ bản đồ địa chính làm tăng tính chi tiết

Phân mảnh, chia mảnh bản đồ địa chính là quá trình chia nhỏ một bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn thành nhiều bản đồ có tỉ lệ thích hợp cho từng khu vực cụ thể. Mục đích của quá trình phân mảnh bản đồ địa chính là:

  • Tăng tính chi tiết của bản đồ: tỷ lệ bản đồ càng lớn sẽ càng cung cấp chi tiết hơn về thông tin của khu vực hoặc từng thửa đất, công trình xây dựng.
  • Quản lý khu vực thuận tiện: việc chia nhỏ bản đồ ra thành các mảnh nhỏ, giúp việc cập nhật, lưu trữ thông tin và sử dụng bản đồ càng chi tiết và thuận tiện hơn trong quản lý.
  • Phù hợp với quy mô công việc: Lựa chọn tỷ lệ và số lượng mảnh bản đồ phù hợp với quy mô và tính chất công việc của đo đạc, lập bản đồ

>>> Xem thêm: 6 loại bản đồ địa chính được quy định theo Thông tư 25

Thông tin bản đồ trên phân mảnh bản đồ địa chính 

Việc phân mảnh bản đồ địa chính đảm bảo các thông tin cơ bản như sau:

  • Các tên gọi như đơn vị hành chính, mã hiệu và số thứ tự của mảnh bản đồ.
  • Tỷ lệ của mảnh bản đồ: thể hiện tỷ lệ thu nhỏ của khu vực trên bản đồ so với thực tế.
  • Hệ tọa độ được sử dụng để vẽ bản đồ.
  • Bảng chú giải về ý nghĩa các ký hiệu, màu sắc được thể hiện trên bản đồ.
  • Các đối tượng địa lý gồm sông ngòi, đồi núi, các thửa đất, đường giao thông,…
  • Thông tin thửa đất gồm có diện tích, người sử dụng, số hiệu.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

Ứng dụng của phân mảnh bản đồ địa chính

Phan-manh-ban-do-dia-chinh-ung-dung
Ứng dụng quan trọng của bản đồ phân mảnh trong quản lý và quy hoạch sử dụng đất
  • Quản lý đất đai: Dựa vào bản đồ phân mảnh để quản lý, theo dõi và cập nhật các thông tin về đất đai đầy đủ, chính xác.
  • Lập quy hoạch đất: Là cơ sở quan trọng trong lập quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, thông qua cung cấp thông tin chi tiết về hiện trạng sử dụng đất.
  • Giải quyết tranh chấp đất: Giúp xác định ranh giới các thửa đất một cách rõ ràng, từ đó hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai nếu có.
  • Thực hiện thủ tục hành chính: Sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, thế chấp, sang tên đổi chủ, cấp phép xây dựng,…
  • Phân tích và đánh giá bất động sản: Dựa vào bản đồ địa chính phân mảnh, ta có thể phân tích sự phân bổ các loại hình bất động sản trong khu vực, nắm bắt các thông tin chi tiết về vị trí, ranh giới,… giúp định giá chính xác hơn bất động sản.
  • Quản lý cơ sở hạ tầng: Xác định vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật, phục vụ công tác quản lý, cải tạo và nâng cấp cần thiết, như hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi, đường giao thông,.. 
  • Phát triển nông nghiệp: Phân mảnh bản đồ địa chính cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch, cải tạo đất nông nghiệp như thổ nhưỡng, ranh giới thửa ruộng,…
  • Quản lý và bảo vệ môi trường: Từ bản đồ địa chính phân mảnh, ta có thể phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất, từ đó có điều chỉnh trong quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • Ứng dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS: bản đồ phân mảnh là một lớp dữ liệu quan trọng được tích hợp với các dữ liệu khác trong hệ thống GIS – nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

>>> Xem thêm: 5 ứng dụng bản đồ địa chính phổ biến nhất

Các yếu tố ảnh hưởng đến phân mảnh bản đồ địa chính

  • Mục đích sử dụng bản đồ địa chính phân mảnh sẽ ảnh hưởng đến cách thức phân mảnh. Chẳng hạn, nếu bản đồ khu vực đó sử dụng quản lý đất đai thì sẽ phân mảnh theo ranh giới hành chính, nhưng cùng khu vực đó mà sử dụng bản đồ phân mảnh để lập quy hoạch xây dựng thì nên phân mảnh theo lưới ô vuông.
  • Tỷ lệ bản đồ gốc: Nếu bản đồ gốc có tỷ lệ càng nhỏ càng kém chi tiết nên cần phân mảnh nhiều hơn để có bản đồ con với tỷ lệ thích hợp. Ngược lại, tỷ lệ bản đồ gốc càng lớn thì mức chi tiết càng cao, nên có thể phân mảnh ít hơn để đạt được mức độ chi tiết tương đương.
  • Địa hình: Nếu địa hình cần phân chia phức tạp, nhiều sông ngòi, đồi núi thường sẽ yêu cầu nhiều mảnh bản đồ hơn nhằm đảm bảo tính chi tiết và chính xác. Còn địa hình đơn giản, bằng phẳng, có thể ít mảnh hơn để đạt được độ chính xác tương tự.
  • Mật độ công trình: Vì khu vực có mật độ công trình cao đồng nghĩa với nhiều công trình xây dựng và nhà dân, việc phân mảnh bản đồ thành nhiều mảnh nhỏ hơn để thể hiện chi tiết các đối tượng đó trên bản đồ. Trong khi đó, khu vực có mật độ công trình thấp tương ứng có nhiều đất trống hoặc đất nông nghiệp, đất rừng thì cần ít mảnh bản đồ hơn.

>>> Xem thêm: : Hướng dẫn cách tra cứu bản đồ địa chính nhanh chóng

Quy trình phân mảnh bản đồ địa chính

Phan-manh-ban-do-dia-chinh-quy-trinh
Hệ thống phân mảnh bản đồ tại Việt Nam

Quá trình phân mảnh bản đồ địa chính gồm các bước chính sau:

Bước 1: Chuẩn bị các dữ liệu cần thiết như bản đồ gốc, thông tin về các đối tượng địa lý và thông tin địa giới hành chính.

Bước 2: Xác định các tiêu chí để phân mảnh, bao gồm:

  • Tỷ lệ bản đồ: tùy thuộc vào mục đích khi phân mảnh bản đồ hoặc mức độ chi tiết cần thể hiện.
  • Kích thước mảnh bản đồ: thường được quy định theo tiêu chuẩn hoặc có thể tùy chỉnh theo yêu cầu.
  • Tiêu chí chia mảnh bản đồ theo lưới ô vuông hoặc theo địa giới hành chính hay hoặc theo các yếu tố khác.

Bước 3: Thực hiện phân mảnh bản đồ địa chính

  • Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để chia nhỏ bản đồ như AutoCAD Map 3D, ArcGIS, QGIS,…
  • Tạo lưới chia bản đồ thành các ô vuông hoặc hình chữ nhật kích thước bằng nhau.
  • Cắt bản đồ theo đường ranh giới đã xác định.

Bước 4: Thực hiện đánh số và đặt tên mảnh bản đồ

  • Đánh số mảnh bản đồ theo một số thứ tự duy nhất.
  • Đặt tên từng mảnh bản đồ thường dựa vào vào địa giới hành chính hoặc các tiêu chí khác.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện mảnh bản đồ

  • Kiểm tra tính liên tục, nhất quán, đảm bảo các mảnh bản đồ nối liền nhau chính xác
  • Kiểm tra lại các thông tin trên từng mảnh đồ, tránh sai hoặc thiếu thông tin.
  • Sửa chữa các lỗi sai và bổ sung các thông tin cần thiết trên mảnh bản đồ.

Bước 6: Lưu và xuất bản bản đồ phân mảnh

>>> Xem thêm: Vẽ bản đồ địa chính bằng AutoCAD

Lưu ý để phân mảnh bản đồ địa chính chính xác

Phan-manh-ban-do-dia-chinh-luu-y
Phân mảnh bản đồ địa chính cần thiết sử dụng máy đo chuyên dụng có độ chính xác cao hỗ trợ

Việc phân mảnh bản đồ địa chính cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Đảm bảo độ chính xác cao của các dữ liệu, thông tin được thể hiện trên bản đồ
  • Các mảnh bản đồ đảm bảo tính thống nhất cao, có cùng hệ tọa độ, ký hiệu,…
  • Các bản đồ phân mảnh cần được cập nhật thường xuyên những thay đổi nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi trên thực địa.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về bản đồ địa chính, quy định của Nhà nước như Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
  • Ngoài các phần mềm, thì việc thực hiện phân mảnh bản đồ địa chính cần được hỗ trợ rất nhiều bởi thiết bị chuyên dụng có độ chính xác cao, đầy đủ các tính năng cần thiết và tương thích với các phần mềm khác như máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK,…

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng của bản đồ phân mảnh, người thực hiện đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về đo đạc, lập bản đồ và hiểu biết quy định Pháp luật về đất đai. Hoặc có sự tham gia, tư vấn từ đội ngũ cán bộ, chuyên gia chuyên ngành.

Tại Việt Nam, Việt Thanh Group là đơn vị uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp các thiết bị đo đạc chính hãng, giá cả cạnh tranh và là nhà cung cấp dịch vụ đo đạc bản đồ chất lượng, chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư có kiến thức chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm nhất – đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng và cơ quan chức năng.

>>> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính cập nhật mới nhất

Phân mảnh bản đồ địa chính thành các bản đồ nhỏ hơn đem lại nhiều lợi ích và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lưu ý quá trình phân mảnh bản đồ đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng của người thực hiện với các phần mềm và các thiết bị đo chuyên dụng khác nhau, đảm bảo bản đồ phân mảnh chính xác và tuân thủ đúng quy định.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.