Hướng dẫn cách lấy cos sàn trong xây dựng đơn giản, dễ hiểu

23/08/2024
114 lượt xem

Trong mỗi công trình xây dựng, lấy cos sàn là yêu cầu đòi hỏi tính chính xác là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Cùng Việt Thanh tìm hiểu cách lấy cos sàn trong xây dựng chi tiết ở bài viết dưới đây.

>>Xem thêm: Ứng dụng máy thủy bình vào công tác lấy cos sàn trong xây dựng.

Hướng dẫn cách lấy cos sàn trong xây dựng 

Cos nền trong xây dựng còn được hiểu là quy hoạch chiều cao nền xây dựng hoặc cao độ tối thiểu cần phải được tuân theo để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch về độ cao của nền, có thể thoát nước tốt trong mùa mưa (quy định trong điều 3, Luật Xây Dựng 2014).

cách lấy cos sàn trong xây dựng
Nghiên cứu cách lấy cos sàn trong xây dựng

Để đảm bảo tính chính xác trong cách lấy cos sàn trong xây dựng, cán bộ xây dựng cần nắm được những thông tin dưới đây:

Cách lấy cos sàn theo vị trí đối với đường và vỉa hè:

Cốt sàn cần đáp ứng tiêu chuẩn từ 20cm đến 25cm tính từ vị trí giữa mặt đường cao hơn so với cốt mặt vỉa hè, trong trường hợp công trình tiếp giáp với vỉa hè và đường.

Cách lấy cos sàn trong xây dựng theo vị trí đối với đường chưa xây xong:

Khi công trình tiếp giáp với đường chưa hoàn thành, cốt nền tính từ vị trí giữa mặt trước công trình cao hơn mép nền đường trong khoảng từ 42cm đến 47cm.

Cách  lấy cos sàn trong xây dựng theo mặt trước công trình và khoảng lùi:

  • Mặt trước công trình có cốt nền cao hơn cốt tính mép đường từ 20cm đến 25cm.
  • Nếu có khoảng lùi, cốt nền có thể tăng thêm 15cm, lùi trung bình 30cm nếu lùi 1 cấp.

Cách lấy cos sàn xây dựng dựa trên cos nền và khoảng lùi của công trình và vỉa hè/đường:

  • Khoảng lùi trên 3m giữa công trình và vỉa hè/đường không bị hạn chế, cốt nền có thể được thiết lập dễ dàng.
  • Trong trường hợp khoảng lùi dưới 3m, cốt nền mặt trước công trình cao hơn mặt vỉa hè từ 40cm đến 50cm.

Để xác định được chính xác cos sàn xây dựng thì máy thủy bình đang là thiết bị đo đạc hiện đại được ứng dụng nhiều như: máy thủy bình Nikon AC-2S, Máy thủy bình Leica NA320, Máy thủy bình Topcon AT-B3

Xem thêm: Hướng dẫn đo cao độ bằng máy thủy bình

Những quy định của pháp luật khi thi công cos sàn xây dựng

cách lấy cos sàn trong xây dựng
Thi công cos sàn trong xây dựng cần tuân thủ theo đúng các yêu cầu của pháp luật

Điều 3, Luật xây dựng 2014 quy định: Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch với cao độ nền và thoát nước mưa.

Khoản 2, Điều 37 Luật quy hoạch đô thị 2009 cũng quy định: Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm việc xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính;  khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. 

Điều 23, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và Quản lý quy hoạch đô thị nêu rõ: Xác định khu vực xây dựng thuận lợi; khu vực cấm và hạn chế xây dựng của đô thị, xác định lưu vực thoát nước chính, cao độ nền, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai cho toàn đô thị.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt cao độ nền và thoát nước mặt tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Thi công cos nền công trình xây dựng cần lưu ý những gì?

cách lấy cos sàn trong xây dựng
Thi công cos sàn trong xây dựng cần chú ý đến quy hoạch đô thị và đường xá

Cốt nền là một hạng mục rất quan trọng trong việc quy hoạch, thi công công trình xây dựng, đường xá và cảnh quan đô thị. Bên cạnh cách lấy cos sàn trong xây dựng công trình đúng cách thì chủ đầu tư và đơn vị thi công cần lưu ý những vấn đề dưới đây: 

Đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch: Cos sàn trong xây dựng cần phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được quy định trong quy chuẩn 01/2008 do Bộ Xây Dựng ban hành liên quan đến quy hoạch xây dựng.

Phù hợp với bản đồ thiết kế: Cách lấy cos sàn trong xây dựng chính xác cần dựa trên bản đồ thiết kế và quy hoạch để tính toán độ cao, đảm bảo tính chuẩn xác trong quá trình xây dựng.

Tương tác giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư: cách lấy cos nền xây dựng đơn giản, chính xác là phải có sự tương tác, thảo luận chặt chẽ giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư về nhu cầu sử dụng cos nền, hiện trạng của mốc cũng như cung cấp những số liệu cụ thể.

Tính toán chi tiết đất nền và hạ tầng kỹ thuật: Trước khi lấy cos nền thì cần tính toán kỹ lưỡng kế hoạch xây dựng, chú ý đến hạ tầng kỹ thuật cũng như lớp đất nền hiện có. Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan đến giao thông cũng phải được xem xét kỹ lưỡng.

Như vậy. bên cạnh việc nắm được cách lấy cos sàn xây dựng thì nhà thầu và chủ đầu tư cũng cần biết các quy định về cốt nền trong xây dựng để đảm bảo tính ổn định, an toàn và phù hợp với quy hoạch của công trình, đồng thời giúp đối phó với những tình huống tiêu cực như ngập úng và thiên tai.

Xem thêm: Cao độ san nền là gì? Khám phá chi tiết về cao độ và cốt san nền

Cách xác định cos sàn xây dựng sai có bị phạt không?

Cách lấy cos sàn xây dựng theo quy định của pháp luật hiện nay phải tuân thủ các quy định mà pháp luật quy định trên những văn bản cụ thể. Trong những trường hợp dưới đây, xác định sai cos nền sẽ bị phạt và mức phạt cụ thể như sau:

Theo Khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014, pháp luật cấm các tổ chức và cá nhân thực hiện xây dựng các công trình vi phạm cốt xây dựng.

Như vậy, việc xây dựng các công trình vi phạm cốt xây dựng đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo Điểm C Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, các tổ chức và cá nhân xây dựng công trình không tuân thủ cốt xây dựng sẽ bị xử phạt

Với mức xử phạt như sau:

  • Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
  • Đối với tổ chức:
  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm cos sàn xây dựng sẽ gấp đôi so với mức phạt cá nhân. 
  • Do đó, mức phạt tiền đối với tổ chức xây dựng công trình vi phạm cốt xây dựng là từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

Trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức vi phạm cos nền có thể sẽ bị bắt buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Xem thêm: Cao độ nền là gì? Những quy định và cách tính cốt nền trong xây dựng

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách lấy cos sàn trong xây dựng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến kết cấu này. Nếu bạn đọc quan tâm hoặc muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, hãy truy cập website của Việt Thanh nhé.

Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ đo đac bản đồ hoặc cần mua các thiết bị đo đạc hiện đại như máy thủy bình, máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử, hãy liên hệ với hotline 0972.819.598 để được hỗ trợ.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.