Cao độ nền là gì? Những quy định và cách tính cốt nền trong xây dựng

13/06/2024
1001 lượt xem

Cao độ nền là một thuật ngữ quan trọng trong ngành kiến trúc và xây dựng. Nó làm nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định cũng như tính bền vững sau này cho công trình xây dựng. Vậy cao độ nền là gì? Những quy định và cách tính cốt nền như thế nào? Mọi thông tin sẽ được Việt Thanh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cao độ nền là gì?

Cao độ nền là gì? Khái niệm cao độ nền hay còn được gọi là cốt nền (cos nền) được giải thích trong điều 3, Luật Xây Dựng năm 2014 như sau:

 “Cốt nền còn có tên gọi là quy hoạch chiều cao nền xây dựng hay được hiểu là cao độ tối thiểu cần phải tuân thủ để đảm bảo mức độ phù hợp với quy hoạch về độ cao của hệ thống nền, có khả năng thoát nước mưa tốt”.

cao độ nền là gì
Cao độ nền là quy hoạch chiều cao của nền trong quá trình thi công công trình

Hiểu một cách đơn giản, cao độ nền là quy hoạch chiều cao của móng nền được thiết kế trong quá trình xây dựng hoặc là độ cao tối thiểu bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo đúng theo quy hoạch về độ cao của hệ thống nền công trình xây dựng hoặc đường xá. Từ cơ sở đó giúp cho việc thoát nước tốt nhất có thể, hạn chế tình trạng ngập úng tại những khu vực đông dân cư. 

Các nhà thiết kế bản vẽ kỹ thuật, kiến trúc sư thường dựa vào mực nước trung bình ở từng khu vực để có thể tính toán được độ cao cốt nền nhằm đảm bảo cho công trình không bị ngập úng.

Công dụng của cao độ nền là gì?

Trong xây dựng, công dụng của cao độ nền là gì? Cao độ nền được đo đạc bằng máy thủy bình chính hãng không chỉ giúp cho công trình chống ngập mà còn mang đến những công dụng nổi bật khác như:

  • Đảm bảo cho khu vực thiết kế và thi công công trình không bị ngập úng, thoát nước nhanh chóng.
  • Đảm bảo an toàn cho các công trình tại đô thị trong mùa mưa lũ
  • Tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống nền công trình và đường đô thị để đảm bảo giao thông luôn được thông suốt.
  • Kết nối các công trình xây dựng với đường ray, hạ tầng giao thông cơ sở. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dịch vụ vận chuyển cũng như việc đi lại của người dân.
  • Tối ưu hóa không gian sống cũng như tổ chức mặt bằng, mang đến không gian sống và làm việc an toàn, thuận lợi.

Cách tính cao độ nền như thế nào?

Sau khi đã biết được khái niệm cao độ nền là gì chắc chắn quý bạn đọc sẽ quan tâm đến cách tính cốt nền. Cốt nền của mỗi công trình xây dựng khác nhau sẽ có cách tính khác nhau. Nhưng để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về cốt nền trong xây dựng công trình, thì bạn cần nắm được những cách tính cao độ nền cơ bản dưới đây.

cao độ nền là gì
Tính cao độ nền rất quan trọng trong xây dựng công trình

Dựa theo vị trí đường và vỉa hè cách tính cao độ nền là gì?

Trong trường hợp công trình tiếp giáp với vỉa hè, cốt nền cần nằm trong khoảng từ 20-25cm tính từ vị trí giữa mặt đường cao hơn cốt mặt của vỉa hè.

Cách tính cốt nền xây dựng trong trường hợp đường chưa thi công xong

Trong trường hợp đường và các công trình tiếp giáp với đường chưa hoàn thành thì việc xác định cốt nền tính từ vị trí giữa mặt trước công trình sẽ cao hơn mép đường từ 42 đến 47cm.

Xác định cốt nền theo mặt trước của công trình và khoảng lùi

Nếu xét theo mặt trước của công trình, cao độ nền cao hơn cốt tính mép đường dao động trong khoảng từ 20 đến 25cm. Tính cao độ nền dựa trên khoảng lùi thì cao độ nền có thể tăng thêm 15cm

Cách xác định cốt nền và khoảng lùi của công trình và vỉa hè đường

Nếu khoảng lùi giữa công trình và vỉa hè là từ 3m trở lên và không bị hạn chế thì việc thành lập cốt nền rất dễ dàng. Nếu như khoảng lùi nhỏ hơn 3 thì cao độ nền của mặt trước công trình sẽ cao hơn mặt vỉa hè là 40-50cm.

Để xác định cao độ nền chuẩn xác nhất, ngoài những cách tính trên đây, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc hiện đại như máy thủy bình Hi-Target HT32; máy thủy bình Satlab SAL32; Máy thủy bình điện tử Topcon DL-500 Series hoặc máy toàn đạc điện tử.

Xem thêm: Hướng dẫn đo cao độ bằng máy thủy bình

Quy định về cao độ nền

cao độ nền là gì
Pháp luật có quy định chi tiết về cách tính cũng như cách thức xử lý khi vi phạm cao độ nền

Bộ Xây Dựng đã ban hành những văn bản quy định cao độ nền trong xây dựng để đảm khả năng thoát nước của công trình, cũng như sự liên kết giữa hệ thống giao thông với công trình xây dựng. Vậy những quy định của Pháp Luật về cao độ nền trong xây dựng là gì?

  • Cao độ nền trong xây dựng cần tuân thủ theo các quy hoạch chi tiết trong Quy chuẩn QCVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
  • Trước khi tiến hành thi công một công trình cụ thể cần bám sát bản đồ thiết kế, bản kế hoạch thi công. Từ cơ sở dó có thể tính toán được độ cao chính xác của công trình, tránh xây dựng bừa bãi gây lũng đoạn quy hoạch.
  • Đảm bảo rằng khu vực xây dựng là thuận lợi, không nằm trong khu vực cấm hoặc bị hạn chế xây dựng trong đô thị. Đặc biệt quan tâm đến những lưu vực thoát nước chính, cốt nền, cốt xây dựng, hệ thống mạng lưới cấp thoát nước và sự liên kết công trình.
  • Xây dựng được những giải pháp có thể phòng tránh và giảm thiểu tối đa thiệt hại từ thiên nhiên đến hạ tầng đô thị. Cao độ nền được thiết kế còn làm nhiệm vụ bảo vệ công trình xây dựng trước những tác động tiêu cực từ môi trường.

Tóm lại, những quy định về cao độ nền trong xây dựng công trình được thiết lập nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn với công trình. Ngoài ra, chúng cũng giúp chúng ta dễ dàng đối phó với những tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra như thiên tai hay ngập úng.

Vi phạm cao độ nền có bị xử phạt không?

 “Theo Điểm C Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, các tổ chức và cá nhân xây dựng công trình không tuân thủ cốt xây dựng sẽ bị xử phạt”

Trong khoản 4, Điều 12, Luật Xây Dựng năm 2014 thì Pháp Luật cầm các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình khi đã vi phạm cao độ nền. Moi sai phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Đối với cá nhân vi phạm phạt tài chính từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
  • Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân theo quy định trong khoản 3, Điều 4, Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể dao động từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

Ngoài ra, những công trình xây dựng vi phạm cao độ nền còn bị buộc dừng thi công và tháo dỡ toàn bộ hoặc 1 phần công trình theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khái niệm cao độ nền là gì. Hy vọng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích để tránh sai phạm trong quá trình thi công. Nếu bạn đọc quan tâm đến những nội dung có liên quan, hãy truy cập vào website của Việt Thanh Group để tham khảo nhé.

Trong trường hợp quý khách có nhu cầu mua hoặc thuê các thiết bị đo đac chính hãng, với giá thành hữu nghị, hãy liên hệ đến hotline 0972.819.598 để được tư vấn nhé.

Xem thêm: Cao độ trong xây dựng là gì? Phương pháp và cách đo cao độ chuẩn nhất

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.