Kiểm định xây dựng là gì? Nội dung, chi phí kiểm định chất lượng công trình

31/07/2024
203 lượt xem

Kiểm định xây dựng là khâu bắt buộc phải có để bàn giao công trình đi vào sử dụng. Mục đích là đảm bảo nhà thầu đã thi công theo đúng thông số kỹ thuật và đảm bảo công trình hoàn hảo, không gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Vậy Kiểm định xây dựng là gì? Khi nào cần tiến hành kiểm định? Thông tin chi tiết được Việt Thanh tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo máy thủy bình hỗ trợ đo đạc

Kiểm định xây dựng là gì?

kiểm định xây dựng là gì
Kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ công trình sau khi đã thi công, trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Kiểm định xây dựng là gì? Kiểm định xây dựng được giải thích chi tiết trong khoản 9, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

  • Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
  • Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

Hiểu một cách đơn giản, kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ chất lượng công trình; tìm kiếm nguyên nhân gây hỏng hóc, thời hạn sử dụng, giá trị công trình cùng các thông số kỹ thuật khác bằng hoạt động quan trắc, thí nghiệm, đo đạc bằng máy thủy bình kết hợp với việc phân tích, tính toán và đưa ra kết luận.

Mục đích của kiểm định xây dựng đối với công trình

kiểm định xây dựng là gì
Kiểm định xây dựng để xác nhận tính an toàn, đánh giá tổng thể hiện trạng công trình

Mục đích của kiểm định xây dựng là gì? Công trình cần kiểm định xây dựng để phục vụ những mục đích cụ thể sau:

  • Tiến hành kiểm định công trình để thay đổi công năng: Khi chủ sở hữu muốn thay đổi công năng sử dụng của công trình như chuyển nhà ở thành văn phòng; chuyển văn phòng thành xưởng sản xuất, nâng cao giá trị sử dụng của công trình….
  • Kiểm định công trình để đánh giá chất lượng hiện trạng: Những công bị nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc đang sử dụng cũng cần kiểm định để có hướng khắc phục kịp thời. Trong quá trình kiểm định, để xác định chính xác độ lún, nứt thì cán bộ kiểm định nhờ đến sự hỗ trợ của máy thủy bình Hi-Target HT32, máy thủy bình Sokkia SDL-50; máy thủy bình Leica NA332
  • Kiểm định để giải quyết  tranh chấp phát sinh: Khi xuất hiện tranh chấp giữa chủ đầu tư và thầu trong quá trình thực hiện dự án thì cũng cần kiểm định.
  • Kiểm định để lập quy trình bảo trì: Sau một thời gian sử dụng, công trình cần bảo trì thì cũng phải kiểm định chất lượng sau đó mới lập tiến hành lên kế hoạch, quy trình bảo trì.

 Nội dung kiểm định xây dựng là gì?

Những nội dung chính trong kiểm định xây dựng là gì? Kiểm định xây dựng công trình bao gồm những nội dung sau:

  • Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
  • Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
  • Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.

>> Xem thêm dịch vụ đo đạc công trình

Khi nào cần thực hiện kiểm định công trình xây dựng

Kiểm định xây dựng công trình được thực hiện khi nào? Theo quy định trong Điều 5 nghị định 06/2021/NĐ-CP, những trường hợp cần kiểm định kết cấu xây dựng bao gồm

  • Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng
  • Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu
  • Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
  • Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định
  • Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng
  • Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn
  • Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.”

Xem thêm: Khi nào cần kiểm định chất lượng công trình

Chi phí kiểm định xây dựng được quy định như thế nào?

Cách tính xác định chi phí kiểm định công trình

kiểm định xây dựng là gì
Chi phí thẩm định công trình xây dựng

Chi phí kiểm định xây dựng công trình là gì? Chi phí kiểm định công trình được hiểu là khoản tiền phải chi trả cho việc khảo sát cũng như tiến hành các kỹ thuật kiểm định công trình. 

Cách xác định chi phí kiểm định công trình xây dựng được quy định theo luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD. Công thức tính chi phí kiểm định công trình như sau:

Công thức tính chi phí kiểm định chất lượng công trình: 

Ctv = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp

Trong đó:

– Ctv: Chi phí cần xác định

– Ccg: Chi phí chuyên gia

– Cql: Chi phí quản lý được

– Ck: Chi phí khác được xác định bằng cách dự trù từ 5 ÷ 10%

– TN: Thu nhập chịu thuế tính trước = (Ccg + Cql) x 6%

– VAT: Thuế giá trị gia tăng = 10%

– Cdp: Chi phí dự phòng = 5 ÷ 10%

 Đối tượng chi trả chi phí kiểm định xây dựng

  • Trong quá trình thi công công trình xây dựng, các nhà thầu bao gồm nhà thầu thiết kế, thi công, cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng đều phải có trách nhiệm trong việc thanh toán chi phí kiểm định nếu kết quả kiểm định có liên quan đến sai phạm của nhà thầu.
  • Với những trường hợp khác, chi phí kiểm định công trình xây dựng sẽ được gói gọn trong tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • Nếu kiểm định công trình xây dựng trong quá trình sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý công trình phải có trách nhiệm trả phí kiểm định.

Xem thêm: Chi phí kiểm định chất lượng công trình được tính như thế nào?

Trên đây là những thông tin tổng hợp liên quan đến kiểm định công trình là gì. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc nắm được những thông tin cần thiết và giúp cho quá trình kiểm định công trình xây dựng diễn ra thuận lợi.

Việt Thanh là đơn vị cung cấp thiết bị đo đạc uy tín bậc nhất hiện nay. Các dòng máy GPS RTK, máy toàn đạc điện tử...đều đến từ các thương hiệu uy tín trên thế giới. Nếu quý bạn đọc cần tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0972.819.598 để được hỗ trợ.

Xem thêm: Quy định về bàn giao mặt bằng thi công 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.