Máy toàn đạc dùng để làm gì? Ứng dụng của máy toàn đạc

09/09/2024
25 lượt xem

Máy toàn đạc là một trong những thiết bị đo đạc đa năng, đóng vai trò quan trọng trong trắc địa và xây dựng. Vậy, máy toàn đạc dùng để làm gì và có ứng dụng thực tế như nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Việt Thanh Group đi tìm câu trả lời chi tiết nhé!

>>> Xem thêm: Máy thủy bình chất lượng, giá tốt, chính hãng

Máy toàn đạc và các tính năng nổi bật

May-toan-dac-dung-de-lam-gi-1
Máy toàn đạc điện tử – thiết bị điện tử đo đạc đa năng

Máy toàn đạc hay máy toàn đạc điện tử là thiết bị đo đạc điện tử đa năng, kết hợp các chức năng của máy đo khoảng cách điện tử EDM và máy kinh vĩ. Máy được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trắc địa, khảo sát địa hình, lập bản đồ, xây dựng,… với các chức năng chính là đo góc, đo khoảng cách và đo cao độ, xác định vị trí các điểm trong không gian.

Máy toàn đạc điện tử có cấu tạo chính gồm ống kính, bộ phận đo góc, bộ phận đo khoảng cách và các thành phần điện tử khác: màn hình, bàn phím, bộ nhớ, bộ phận giao tiếp.

Máy toàn đạc so với các phương pháp đo truyền thống sẽ cho kết quả có độ chính xác cao hơn, tính năng đa dạng, tốc độ đo nhanh hơn, giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Một số thương hiệu máy toàn đạc chất lượng, nổi tiếng như máy toàn đạc Hi-target, máy toàn đạc Satlab, máy toàn đạc Leica,… với các model nổi bật như Hi-Target HTS-521L10, Hi-Target HTS-720, Satlab SLT12, Leica TCR803 Power, Leica TS06 Plus,…

>>> Xem thêm: Máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Sokkia,… trong đó nổi bật với Hi-target HT32, Satlab SAL32, Sokkia B40A,… đo cao độ hiệu quả, chính xác

Máy toàn đạc dùng để làm gì? Ứng dụng thực tế như nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về máy toàn đạc dùng để làm gì và ứng dụng thực tế của máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc dùng để làm gì?

May-toan-dac-dung-de-lam-gi-2
Máy toàn đạc dùng để làm gì?

Bạn có biết máy toàn đạc điện tử dùng để làm gì không? Dưới đây những công dụng phổ biến của nó, gồm có:

  • Đo khoảng cách giữa các điểm, cho dù có các vật cản như sông, núi,… đều đảm bảo đo khoảng cách chính xác nhất.
  • Đo khoảng cách trong hệ thống lưới khống chế và hệ thống đường truyền.
  • Đo cao độ đầu cọc hoặc cao độ giữa các điểm, phục vụ công tác tính toán cao độ san lấp
  • Đo bố trí điểm tọa độ, bố trí điểm giúp định vị công trình chính xác và nhanh nhất
  • Đo khảo sát hiện trạng, xác định tọa độ, vẽ bản đồ trắc địa, bản đồ địa chính, địa hình
  • Đo lường các dữ liệu để tính diện tích, khối lượng
  • Thông qua đo khoảng cách và đo góc để đo đường chuyền
  • Đo chiều cao gián tiếp như chiều cao giữa các điểm khống chế, khoảng cách mặt dốc, chiều rộng
  • Đo đường cong tham chiếu và quan sát tọa độ để kiểm tra đường cong
  • Đo trắc ngang, trắc dọc
  • Truyền mốc tọa độ gốc đo tại thực địa về công trình

>>> Xem thêm: Phương pháp đo cao độ bằng máy toàn đạc điện tử

Ứng dụng thực tế của máy toàn đạc điện tử là gì?

May-toan-dac-dung-de-lam-gi-3
Máy toàn đạc dùng để làm gì? Phạm vi ứng dụng ra sao?

Máy toàn đạc dùng để làm gì và có ứng dụng thực tế như nào? Phạm vi ứng dụng của nó vô cùng rộng lớn, cụ thể:

Ứng dụng trong trắc địa

  • Về khảo sát địa hình: Chúng ta có thể tạo bản đồ địa hình chi tiết, xác định các yếu tố địa hình như đồi núi, sông hồ thông qua máy toàn đạc điện tử đo cao độ. Đồng thời dữ liệu mà máy thu thập được sẽ là cơ sở quan trọng trong lập kế hoạch xây dựng công trình, hạ tầng.
  • Xác định chính xác tọa độ điểm: Nhờ khả năng xác định vị trí các điểm mốc, điểm giao cắt chính xác của máy toàn đạc, giúp tạo hệ thống tọa độ cho khu vực khảo sát.
  • Sử dụng đo diện tích, khối lượng: Sử dụng máy toàn đạc để đo đạc, tính toán diện tích lô đất, khu vực hoặc xác định khối lượng đất đào, đất lấp ở công trình xây dựng.

Ứng dụng trong xây dựng

  • Xác định vị trí các trục chính chính xác, giúp công trình xây dựng theo đúng thiết kế
  • Kiểm tra các cấu kiện xây dựng như sàn, dầm, cột về kích thước, đảm bảo chất lượng của công trình.
  • Đo cao các điểm trên công trình, giúp kiểm soát tốt độ bằng phẳng, độ dốc

Ứng dụng trong các lĩnh vực khác

  • Nghiên cứu khoa học về địa chất, môi trường, đo các thông số liên quan đến độ biến dạng của đất đá, độ nghiêng
  • Sử dụng máy toàn đạc để xác định ranh giới, diện tích các tài sản nhằm quản lý tài sản

>>> Xem thêm: Các tiêu chí để mua được máy toàn đạc chất lượng

Vì sao lại lựa chọn máy toàn đạc điện tử?

Máy toàn đạc dùng để làm gì? Với những thông tin trên, có thể thấy máy toàn đạc điện tử có nhiều công dụng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Vậy thiết bị đo đạc này có ưu điểm nổi bật gì mà được các kỹ sư tin dùng? Dưới đây là các ưu điểm của máy toàn đạc điện tử:

  • Cung cấp kết quả đo đạc với độ chính xác rất cao, lên tới vài mm, đảm bảo tính tin cậy của công trình
  • Máy toàn đạc thực hiện tự động việc đo đạc với tốc độ đo nhanh, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian.
  • Sử dụng máy toàn đạc linh hoạt ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau, bằng phẳng cho đến phức tạp
  • Đáp ứng nhiều yêu cầu sử dụng khác nhau, với tính năng đa dạng, không chỉ đo khoảng cách, đo góc mà còn tính toán diện tích, thể tích, lập bản đồ,…

>>> Xem thêm: Top 5 thương hiệu máy toàn đạc uy tín, chất lượng trên thị trường

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu để có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi máy toàn đạc dùng để làm gì. Với những tính năng, công dụng và ưu điểm vượt trội, máy toàn đạc điện tử trở thành công cụ đo đạc không thể thiếu và ứng dụng rộng rãi trong trắc địa, xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, các công trình xây dựng.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.