Nghị định 27 về đo đạc bản đồ: tìm hiểu chi tiết dựa trên luật

16/09/2024
48 lượt xem

Nghị định 27 về đo đạc bản đồ là văn bản quan trọng, quy định chi tiết các điều khoản của Luật Đo Đạc và Bản Đồ nhằm hỗ trợ hoạt động đo đạc và xây dựng hệ thống bản đồ quốc gia. Trong quá trình đo đạc, việc sử dụng các thiết bị như máy thủy bìnhmáy toàn đạc điện tử được quy định rõ ràng, nhằm đảm bảo độ chính xác cao và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu Nghị định này dựa trên các điều khoản chính của Luật Đo Đạc và Bản Đồ.

>> Xem thêm: máy thủy bình Sokkia, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Nikon, máy thủy bình Hi-target,…

Giới thiệu chung về nghị định 27 đo đạc bản đồ

Nghị định 27 được Chính phủ ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật Đo Đạc và Bản Đồ. Mục tiêu của Nghị định là thiết lập cơ sở pháp lý cụ thể cho hoạt động đo đạc, bản đồ tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia. Nghị định cũng đặt ra những quy định về việc bảo vệ, bảo trì các công trình hạ tầng đo đạc, và các quy chuẩn liên quan đến lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu bản đồ.

Ngoài ra, Nghị định 27 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cấp phép hoạt động đo đạc bản đồ cho các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Điều này không chỉ giúp chuẩn hóa quá trình thu thập và xử lý dữ liệu đo đạc mà còn đảm bảo rằng mọi thông tin, sản phẩm đo đạc đều tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Nghị định 27 về Đo đạc bản đồ
Giới thiệu chung về nghị định 27

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Nghị định 136 đo đạc bản đồ

Nội dung của nghị định 27 về đo đạc bản đồ

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ về hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia; cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; xây dựng, vận hành, bảo trì và bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
  2. Trạm thu dữ liệu viễn thám, dữ liệu ảnh viễn thám tuân thủ quy định của Nghị định này và quy định của Nghị định về hoạt động viễn thám; trường hợp có sự khác nhau giữa Nghị định này và Nghị định về hoạt động viễn thám thì thực hiện theo quy định tại Nghị định về hoạt động viễn thám.

>> Xem thêm: Dòng máy  Satlab SAL32, Topcon AT-B4A, Nikon AC-2S, Hi-target HT32, Sokkia B40A,… hỗ trợ trong đo đạc trắc địa.

Điều 2: Quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục là trạm định vị vệ tinh phục vụ xây dựng hệ tọa độ quốc gia, hệ tọa độ quốc gia động, liên kết hệ tọa độ quốc gia với hệ tọa độ quốc tế phục vụ nghiên cứu khoa học, cung cấp số cải chính giá trị tọa độ, độ cao cho hoạt động đo đạc và bản đồ, dẫn đường.
  2. Trạm tham chiếu hoạt động liên tục là trạm định vị vệ tinh cung cấp số cải chính giá trị tọa độ, độ cao cho hoạt động đo đạc và bản đồ, dẫn đường.
  3. Điểm đo đạc quốc gia là điểm gắn với mốc đo đạc quốc gia, có ít nhất một trong các giá trị tọa độ, độ cao, trọng lực, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  4. Mô hình geoid là mô hình mặt trọng trường Trái Đất, trên đó thế trọng trường ở mọi điểm có giá trị bằng nhau. Mô hình geoid trùng với bề mặt nước biển trung bình trên các đại dương, giả định kéo dài qua các lục địa; được sử dụng trong xác định độ cao và nghiên cứu khoa học về Trái Đất.
  5. Phương pháp đo đạc và bản đồ là cách thức thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý để xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý và thành lập bản đồ.

>> Xem thêm: máy toàn đạc điện tử Hi-Target, máy toàn đạc điện tử Satlab, máy toàn đạc điện tử Leica, máy toàn đạc điện tử Nikon,...hỗ trợ công việc đo đạc bản đồ.

Điều 4. Báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ

  1. Đối tượng lập báo cáo hàng năm về hoạt động đo đạc và bản đồ gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức có hoạt động đo đạc và bản đồ.
  2. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  3. Báo cáo được gửi bằng văn bản điện tử có chữ ký số của người có thẩm quyền hoặc văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và đóng dấu.
  4. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ
  5. a) Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  6. b) Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  7. c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  8. d) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.Bổ sung
  9. Ngoài việc thực hiện báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ thì cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ theo yêu cầu.
  10. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu trong báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ của mình.

>> Xem thêm: Tìm hiểu điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ

Nghị định 27 trong đo đạc bản đồ ứng dụng vào thực tế

Nghị định 27 đo đậc bản đồ đã tạo nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng các phương pháp đo đạc tiên tiến trong thực tiễn. Cụ thể, nó điều chỉnh hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, và các hệ thống bản đồ địa hình quốc gia. Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động đo đạc đều dựa trên những tiêu chuẩn chung, không chỉ ở quy mô quốc gia mà còn liên kết với các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tạo ra tính đồng nhất và chính xác trong các sản phẩm bản đồ.

Một trong những ứng dụng quan trọng của Nghị định 27 là việc quy định rõ ràng về việc lưu trữ, bảo mật, và cung cấp dữ liệu đo đạc và bản đồ. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu để đảm bảo rằng mọi thông tin đo đạc đều được bảo mật và sử dụng đúng mục đích.

Nghị định 27 về Đo đạc bản đồ
Nghị định 27 trong đo đạc bản đồ ứng dụng vào thực tế khi sử dụng bản đồ khí hậu

Các thiết bị đo đạc như máy thủy bìnhmáy toàn đạc điện tử được sử dụng trong quá trình đo đạc phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác, đồng thời các thông tin đo đạc phải được lưu trữ và báo cáo một cách đầy đủ và chính xác. 

Nghị định 27 là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động đo đạc và bản đồ tại Việt Nam. Việc quy định chi tiết về hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu địa lý và các quy chuẩn kỹ thuật giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của các phép đo đạc. Các thiết bị như máy thủy bìnhmáy toàn đạc điện tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động này, giúp thu thập và xử lý dữ liệu địa lý một cách nhanh chóng và chính xác.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.