Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết về vai trò, ý nghĩa của cơ sở dữ liệu đất đai. Đồng thời, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng và quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam hiện nay.
>>> Xem thêm: Máy thủy bình chính hãng 100%, giá tốt, miễn phí ship
Ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống thông tin đất đai, vì:
Có chức năng thu thập, lưu trữ dữ liệu về đất đai
Bao gồm các dữ liệu thông tin về thửa đất, loại đất, chủ sử dụng, giá đất,…chính xác và cập nhật. Với chức năng này, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hỗ trợ công tác đăng ký quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất,…
Thông tin liên quan về đất đai được công khai, minh bạch hóa
- Mọi thông tin liên quan đất đai như chủ sử dụng, diện tích, lịch sử biến động,… đều được ghi nhận rõ ràng, thống nhất.
- Mọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đều có thể tìm kiếm, kiểm tra bất kỳ thông tin của thửa đất nào một cách dễ dàng
- Khi mọi thông tin được công khai, minh bạch hóa thì việc gian lận, làm giả hồ sơ, tham nhũng đất đai sẽ giảm thiểu.
Đóng góp vào quản lý nhà nước hiệu quả
Các cơ quan nhà nước dựa vào cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ, chính xác để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất, từ đó đưa ra các quyết định hoặc giải pháp tối ưu hóa, kịp thời. Đồng thời, rút ngắn thời gian và thuận tiện hơn các thủ tục liên quan đến đất đai.
Hỗ trợ quy hoạch và phát triển hiệu quả
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chi tiết, đầy đủ giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tế. Đồng thời, giúp cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá quy hoạch, hỗ trợ đưa ra quyết định hoặc điều chỉnh phù hợp.
- Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai có thể đánh giá tác động của các dự án đến môi trường trước khi triển khai dự án.
Cầu nối người dân, doanh nghiệp với Nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mua bán, chuyển nhượng, thế chấp đất đai,… dễ dàng hơn.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp, tạo niềm tin giữa dân và cơ quan Nhà nước.
- Hỗ trợ tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư về đất đai.
Góp phần vào sự gia tăng giá trị xã hội
Nếu hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai minh bạch, công khai và chính xác sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; giúp quy hoạch đô thị hóa khoa học và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội.
Phục vụ nghiên cứu cho khoa học
Cung cấp dữ liệu đất đai để nghiên cứu về biến đổi khí hậu, sử dụng đất, quy hoạch đô thị,…
>>> Xem thêm: Tìm hiểu ngay 7 ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay
Thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam
Sáng 19/07/2024, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã báo cáo về thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai như sau:
- 4 khối dữ liệu đất đai đã xây dựng và đưa vào quản lý, vận hành và khai thác sử dụng do Trung ương quản lý. Bao gồm cơ sở dữ liệu về thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu về giá đất; cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu về điều tra, đánh giá đất đai.
- 63/63 tỉnh thành đang xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương.
- 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính, đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai với hơn 46 triệu thửa.
- 705/705 đơn vị cấp huyện hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê 2019) và vận hành thống nhất từ TW đến địa phương.
- 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
- Thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai của 6.198/10.599 đơn vị cấp xã, 461/705 đơn vị cấp huyện.
Như vậy, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sau năm 2025, các cơ quan tiếp tục số hóa, xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, kết nối và đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”.
>>> Xem thêm: Phần mềm GIS là gì – Thành phần và phân loại
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cơ bản tại Việt Nam
Thông tư 05/2017/TT-BTNMT đã quy định và hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đây chính là cơ sở và tài liệu chính thống để các cơ quan, tổ chức tham khảo để lên quy trình đạt chuẩn.
Tuy nhiên, Việt Thanh Group sẽ tổng hợp, tóm tắt lại quy trình cơ bản sẽ tiến hành theo các bước chung như sau, bạn tham khảo nhé:
Bước 1: Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu rõ ràng và các chức năng chính của việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
- Lập kế hoạch chi tiết về thời gian, ngân sách, các nguồn lực
- Thành lập tổ đội, là những người có kinh nghiệm trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đất đai
- Thu thập, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ sở dữ liệu hiện có, bản đồ địa chính, sổ địa chính,…
- Tiến hành cuộc điều tra, khảo sát nếu cần thiết để thu thập thêm dữ liệu.
- Kiểm tra tính đầy đủ, nhất quán và chính xác của các dữ liệu đất đai thu thập được.
Lưu ý, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chính xác tùy thuộc vào dữ liệu đầu vào. Chính vì vậy, việc tiến hành thu thập dữ liệu không chỉ đảm bảo đầy đủ, chi tiết mà yêu cầu độ chính xác cao. Hiện nay, việc thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn nhờ ứng dụng thiết bị đo đạc hiện đại như máy GNSS RTK, máy thủy bình, máy bay không người lái,…
Nổi bật nhất là các máy RTK có khả năng đo vượt trội trong đo đạc địa hình, trắc địa, xây dựng như máy GNSS RTK Hi-taget V200, Hi-Target vRTK, Satlab Freyja, máy GNSS RTK CHCNAV i90,…
Với dòng máy thủy bình chất lượng, giá tốt phải nhắc đến thương hiệu máy thủy bình Hi-target, máy thủy bình Topcon, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Leica,… với các model bán chạy nhất trên thị trường như Hi-target HT32, Topcon AT-B4A, Satlab SAL32, Leica NA320,...
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc hiện đại, giá tốt nhất và hỗ trợ 24/7
Bước 3: Xử lý dữ liệu liên quan đến đất đai
- Bổ sung, sửa chữa, loại bỏ các dữ liệu trùng lặp hoặc sai
- Chuẩn hóa dữ liệu phù hợp với cấu trúc của cơ sở dữ liệu đất đai hoặc một định dạng thống nhất.
- Xây dựng mã hóa dữ liệu bằng cách gán các mã định danh duy nhất cho các đối tượng đất đai.
Bước 4: Thiết kế cơ sở dữ liệu đất đai
- Xác định các đối tượng cần quản lý và các thuộc tính của chúng.
- Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu bằng các bảng, mối quan hệ giữa các bảng.
- Lựa chọn phần mềm thích hợp với quản lý dữ liệu đất đai
Bước 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
- Nhập các dữ liệu đã xử lý vào
- Cấu hình hệ thống đảm bảo hoạt động ổn định
Bước 6: Kiểm nghiệm và nghiệm thu
- Kiểm tra xem hệ thống có hoạt động đúng chức năng, thiết kế không
- Đánh giá hiệu suất khi hệ thống xử lý một lượng lớn dữ liệu
- Đánh giá tổng thể và đưa ra kết quả nghiệm thu
Bước 7: Đưa vào vận hành và bảo trì
- Đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hoạt động liên tục, ổn định và cập nhật thường xuyên dữ liệu mới
- Thực hiện hoạt động nâng cấp hệ thống và khắc phục sự cố
>>> Xem thêm: Các phương pháp định giá đất được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Như vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài nguyên đất đai và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã được những kết quả nhất định, đã và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ, chính xác, đồng bộ và kết nối, đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0.
Be the first to review “Thực trạng và quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam”