Sai số 2C và sai số MO là lỗi thường gặp khi sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ. Hiểu rõ về khái niệm sai số 2C, sai số MO giúp người dùng sử dụng máy đúng, loại trừ sai số khi đo đạc. Mời bạn cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết.
1. Sai số 2C và sai số MO là gì?
1.1. Sai số 2C là gì?
Sai số 2C máy toàn đạc, máy kinh vĩ là một loại sai số gây ra do trục ngắm không vuông góc với trục quay của ống kính. Có thể hiểu đơn giản, trục quay và trục ngắm của thiết bị đo đạc không tạo thành góc vuông. Độ lệch này được ký hiệu là C, trường hợp quay ống kính đến vị trí bàn độ ngược lại thì độ bị lệch có giá trị là 2C.
Nguyên nhân sai số 2C trong đo đạc rất đa dạng, tiêu biểu là:
- Do loại thiết bị đo (Máy kinh vĩ, máy toàn đạc) đã quá cũ hoặc người dùng không hiệu chỉnh thiết bị thường xuyên.
- Thiết bị không được đặt ở vị trí cân bằng khi đo đạc.
- Thiết bị được hiệu chỉnh không đúng cách, thường xảy ra khi người dùng tự ý hiệu chỉnh thiết bị không theo kỹ thuật.
1.2. Sai số MO là gì?
Sai số MO ở máy toàn đạc, máy kinh vĩ là sai số bàn độ đứng khi trục ngắm ở vị trí nằm ngang. Tình trạng này xảy ra khi vạch chuẩn “0” của thang đọc số bị chệch so với đường nằm ngang HH. Nếu như máy đo góc nghiêng thì MO có giá trị bằng không, còn đối với máy đo góc thiên đỉnh thì MO sẽ có giá trị là 90 độ. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể giá trị MO bị sai khác và giá trị sai khác được gọi là sai số MO. Giá trị MO càng lớn thì kết quả đo sai càng lớn.
Nguyên nhân sai số MO đa dạng, có thể do thiết bị quá cũ, không được hiệu chỉnh thường xuyên, sai số trong quá trình sử dụng.
2. Cách xác định và loại trừ sai số 2C trong trắc địa
Khi sử dụng máy toàn đạc, nếu bạn nghi ngờ có sai số 2C, hãy áp dụng cách sau để xác định:
Bước 1: Ngắm mục tiêu
Ngắm và bắt mục tiêu ở xa, nên lựa chọn phạm vi ngắm trên 50m. Siết chặt ốc dùng để hãm bàn độ ngang, giúp máy toàn đạc cố định, không bị dịch chuyển dẫn đến sai lệch. Sau đó, tiếp tục xoay nhẹ núm vi động ngang để đưa biểu tượng chỉ đứng có hình chữ thập về chính giữa của mục tiêu đang nhắm.
Bước 2: Kiểm tra sai số 2C
Sau đó, bạn quan sát trên màn hình máy và chọn phím có biểu tượng [ANG] và chức năng 1.[Offset]. Giá trị của góc sẽ được reset và đưa về 0°00’00”. Xoay máy toàn đạc 180° và đảo ngược ống kính. Tiếp tục bắt mục tiêu như bước 1. Ở bước này cần thực hiện cẩn thận để kết quả chính xác và tránh sai lệch.
Áp dụng công thức tính sai số 2C: 2C = T-P±1800
Lưu ý:
Khi đo máy toàn đạc điện tử, các tính toán phải thỏa mãn điều kiện sau:
Độ chính xác đo góc | Nhỏ hơn | Kết quả |
+ / – 1” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 2” | + / – 5” | Đạt |
+ / – 3” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 5” | + / – 12” | Đạt |
+ / – 6” | + / – 30” | Đạt |
+ / – 7” | + / – 30” | Đạt |
Ví dụ: Khi tiến hành kiểm nghiệm điều kiện này của máy toàn đạc điện tử (mĐ=10’’), những số đọc được khi thực hiện kiểm nghiệm: T=21°16’10’’, P=201°15’50’’
Sai số 2C: 2C = 21°16’10’’ – (201°15’50’’ – 180°) = 20’’ < 3×10’’. Từ đó nhận thấy máy đã đạt điều kiện.
Trong trường hợp kết quả vượt quá sai số 2C cho phép của từng máy, người dùng cần tiến hành hiệu chỉnh. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn, bạn tuyệt đối không nên tự ý thực hiện bởi khả năng dẫn đến sai số cao hơn khi đo đạc là rất lớn.
>>> Tham khảo thêm: Việt Thanh Group – Bảng giá cho thuê máy toàn đạc đầy đủ
3. Cách xác định và loại trừ sai số MO trong đo đạc
3.1. Cách kiểm tra sai số MO
Để kiểm tra xem máy toàn đạc có đang gặp lỗi sai số Mo hay không, chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đặt máy toàn đạc lên kệ chắc chắn, cân bằng chính xác. Chọn mục tiêu ở khoảng cách từ 50m trở lên.
Bước 2: Dùng chỉ ngang ở bàn độ trái bắt mục tiêu chính xác. Cân bằng sao cho bọt thủy đứng và có đọc số là T.
Bước 3: Ở bàn độ phải, tiến hành bắt mục tiêu bằng chỉ ngang. Lúc này, bọt thủy bàn độ đứng phải cân bằng để thu được đọc số là P.
Bước 4: So sánh kết quả với các mốc sau, nếu vượt quá mức quy định thì máy cần được điều chỉnh.
Đối với máy khắc 900 – 2700: MO = (T+P – 3600)/2
Đối với máy khắc 00 – 1800: MO = (T+P – 1800)/2
Đối với máy khắc 00 – 00: MO = (T+P)/2
Khi đo máy toàn đạc, các tính toán về sai số MO phải thỏa mãn điều kiện theo bảng hạn sai sau đây:
ĐỘ CHÍNH XÁC GÓC ĐO (tuỳ theo dòng máy) | HẠN SAI QUY ĐỊNH ( nhỏ hơn ) | Kết quả |
+ / – 1” | + / – 15” | Đạt |
+ / – 2” | + / – 15” | Đạt |
+ / – 3” | + / – 20” | Đạt |
+ / – 5” | + / – 20” | Đạt |
+ / – 6” | + / – 30” | Đạt |
+ / – 7” | + / – 30” | Đạt |
3.2. Cách loại trừ sai số MO
- Trường hợp máy toàn đạc hoặc máy kinh vĩ không tự động cân bằng (Loại có thiết kế bọt nước ở bàn độ đứng): Dùng ốc cân bằng ống thủy để đọc số P chuẩn xác. Trong trường hợp này, bọt thủy bàn độ sẽ bị lệch khỏi vị trí trung tâm. Người dùng tiếp tục điều chỉnh ốc của đầu ống thủy lực sao cho bọt thủy vào chính giữa. Sau đó, vặn cố định các con ốc chắc chắn. Kiểm tra sai số MO lại một lần nữa.
- Trường hợp máy tự động cân bằng (Loại có thiết kế lắc tự động): Dùng ốc vi động đứng điều chỉnh các số đọc đúng vị trí. Trong trường hợp này, chỉ ngang sẽ rời khỏi vị trí của mục tiêu. Người dùng tiếp tục văn ốc sao cho chỉ ngang nằm chính giữa mục tiêu ban đầu và cố định ốc.
4. Cách hạn chế sai số khi sử dụng máy toàn đạc
Để hạn chế các vấn đề sai số nói chung, sai số 2C và sai số MO nói riêng, bạn nên:
- Thực hiện phép đo nhiều lần để so sánh kết quả và hạn chế chênh lệch kết quả đo quá nhiều
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy trước khi sử dụng (bao gồm bọt thủy tròn và bọt thủy dài). Cách này cần được thực hiện bởi kỹ sư kinh nghiệm.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm
- Kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo đảm bảo cho kết quả đúng.
- Lựa chọn máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc chất lượng, tiêu biểu như: Hi-Target HTS-720, MÁY TOÀN ĐẠC HI-TARGET HTS-521L10
Với người làm công tác trắc địa, cần nắm rõ sai số 2C và sai số MO. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.
>> Tham khảo: 6 lỗi thường gặp khi sử dụng máy toàn đạc Topcon
Be the first to review “Hướng dẫn loại bỏ sai số 2C và sai số MO trong đo đạc hiệu quả”