Mật độ điểm khống chế: Vai trò và Quy trình xác định

17/08/2024
52 lượt xem

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại có thể mô tả địa hình, công trình và các đối tượng khác một cách chi tiết và chính xác đến vậy? Câu trả lời nằm ở những điểm khống chế và bí quyết quyết định độ chính xác của bản đồ chính mật độ điểm khống chế.

>>> Xem thêm: Mua máy thủy bình chính hãng, giá tốt nhất ở đâu?

Mật độ điểm khống chế là gì? Vai trò quan trọng của mật độ điểm khống chế

Số lượng các điểm đã xác định vị trí chính xác trên một đơn vị diện tích được gọi là mật độ điểm khống chế. Khi biết được diện tích khu vực và mật độ điểm, ta có thể xác định được tổng số điểm khống chế cần có trên cả khu vực đo vẽ bản đồ.

Với bản đồ, càng nhiều điểm khống chế, bản đồ càng chính xác và chi tiết. Mật độ điểm khống chế có vai trò quan trọng vì:

  • Đảm bảo độ chính xác trên bản đồ: Mật độ điểm cao giúp quá trình đo vẽ giảm thiểu sai sót, đảm bảo các thông số trên bản đồ phản ánh đúng thực tế.
  • Thông tin chi tiết: Mật độ điểm khống chế lớn, bản đồ càng được thể hiện chi tiết hơn về địa hình, công trình, giúp con người phân tích dễ dàng và ra quyết định.
  • Là cơ sở cho các công trình: vì các dự án xây dựng, quy hoạch đều dựa trên bản đồ. Mật độ điểm khống chế cao sẽ đảm bảo vị trí các công trình được xác định đúng, tránh sai sót trong thi công.

>>> Xem thêm: Top 3 máy đo đất đai chuẩn xác, tốt nhất 2024

Quy định về mật độ điểm khống chế tại Việt Nam

Mat-do-diem-khong-che-2
Tiêu chuẩn về mật độ điểm khống chế tọa độ theo Thông tư 25/2024/TT-BTNMT

Trong Khoản 8 Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính đã quy định chi tiết về mật độ điểm khống chế tọa độ, cụ thể như hình trên.

Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ điểm khống chế là gì?

Mat-do-diem-khong-che-3
Phương pháp và thiết bị đo ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của các dữ liệu đo đạc cần thiết để tính toán mật độ điểm khống chế

Ngoài tuân thủ quy định, tiêu chuẩn của Nhà nước thì mật độ điểm khống chế còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác cần lưu ý như:

  • Mục đích sử dụng bản đồ: Mật độ điểm khống chế cao hơn đối với bản đồ sử dụng trong quản lý, quy hoạch đô thị nhằm thể hiện các công trình, đường phố, khu vực chức năng chi tiết. Trong khi bản đồ dùng trong nghiên cứu địa chất thì mật độ điểm phụ thuộc vào độ chi tiết của địa hình, các đường đồng mức.
  • Tỷ lệ bản đồ: Yêu cầu mật độ điểm khống chế ở bản đồ tỷ lệ lớn là cao hơn tỷ lệ bản đồ nhỏ.
  • Địa hình: Địa hình phức tạp so với địa hình bằng phẳng thì mật độ điểm ở địa hình phức tạp lớn hơn để mô tả chi tiết các khu vực đồi núi, sông suối,…
  • Độ chính xác yêu cầu: Với dự án như xây dựng công trình lớn, cần độ chính xác cao, dẫn đến cần mật độ điểm khống chế lớn.
  • Phương pháp đo đạc: Hiện nay có nhiều phương pháp đo và mỗi phương pháp sẽ có thể ảnh hưởng đến mật độ điểm khống chế, ví dụ như:
  • Máy GNSS RTK: Là thiết bị đo hiện đại, thông minh cho phép xác định tọa độ dựa trên hệ thống vệ tinh của nhiều điểm khống chế chính xác trong thời gian ngắn, tăng mật độ điểm.

Tham khảo một số sản phẩm được tin dùng như máy GNSS RTK Hi-Target V200,  Hi-Target V500, máy GNSS RTK Satlab SL7, Satlab Freyja,…

  • Máy toàn đạc điện tử thích hợp với các khu vực nhỏ, mật độ điểm khống chế có thể linh hoạt điều chỉnh. Sử dụng máy toàn đạc để đo khoảng cách, đo góc và cao độ các điểm khống chế.

Một số model máy toàn đạc hiện đại, khả năng đo lường hiệu quả, chính xác được ưa chuộng như Hi-Target HTS-720, Satlab SLT12, Leica TS06 Plus,…

  • Máy bay UAV RTK – máy bay không người lái thông minh, có thể tạo ra các bản đồ 3D chi tiết, cung cấp lượng lớn dữ liệu điểm khống chế với mật độ cao, đặc biệt phù hợp sử dụng ở các khu vực rộng lớn.

Bạn có thể tham khảo một số dòng máy bay UAV RTK nhiều tính năng, giá thành hợp lý như DJI Matrice 300 RTK, DJI Mavic 3 Enterprise Series,…

>>> Xem thêm: Top 7 máy đo diện tích đất rừng chính xác cao, giá tốt

Chi tiết quy trình xác định mật độ điểm khống chế

Mat-do-diem-khong-che-4
Quy trình tính toán mật độ điểm khống chế cơ bản có thể điều chỉnh theo từng dự án

Sau khi xác định được vị trí và số lượng các điểm khống chế trên khu vực khảo sát hoặc trên bản đồ, ta tiến hành tính toán mật độ điểm khống chế theo quy trình sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết, bao gồm:

  • Tổng số lượng điểm khống chế đã xác định trên khu vực khảo sát hoặc trên bản đồ.
  • Bằng các công cụ đo đạc hoặc phần mềm GIS để tính toán diện tích khu vực khảo sát.
  • Ta có thể tính toán chiều dài đường giới hạn bao quanh đối với khu vực có hình dạng hẹp và dài.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị đo thông dụng: Diện tích là m2 hoặc ha; Chiều dài là m hoặc km.

>>> Xem thêm:Máy Thủy Bình Sokkia , Máy Thủy Bình Leica , Máy Thủy Bình Hi-Target giúp nâng cao chất lượng công việc trong các lĩnh vực đo đạc địa lý và các máy thủy bình nổi bật như: Máy Thủy Bình Hi-Target HT32Máy Thủy Bình Sokkia B40AMáy Thủy Bình Nikon AX-2S

Bước 3: Áp dụng công thức để tính mật độ điểm khống chế: Theo 2 công thức tính như sau:

  • Số lượng điểm khống chế / Diện tích khu vực = Mật độ điểm khống chế trên đơn vị diện tích (đơn vị: điểm/ đơn vị diện tích)
  • Số lượng điểm khống chế / Chiều dài đường giới hạn = Mật độ điểm trên đơn vị chiều dài (đơn vị: điểm/ đơn vị chiều dài)

Ví dụ cụ thể:

  • Nếu có 100 điểm khống chế trên diện tích 20 ha thì mật độ sẽ là 100/20 = 5 điểm/ha
  • Nếu có 100 điểm khống chế trên đường bờ biển 20km, mật độ sẽ là 100/20 = 5 điểm/km.

Bước 4: Phân tích, đánh giá kết quả mật độ điểm khống chế

  • Thực hiện so sánh mật độ tính được với các tiêu chuẩn, quy định đã đề ra để đánh giá xem mật độ đó có phù hợp với tiêu chuẩn không.
  • Đánh giá độ chính xác: Nếu mật độ điểm khống chế càng cao thì bản đồ càng chi tiết và có độ chính xác càng cao nhưng cần cân nhắc đến thời gian, chi phí thực hiện.

Bước 5: Tổng hợp kết quả và báo cáo chi tiết về quy trình tính toán mật độ điểm khống chế

Lưu ý trong quy trình xác định mật độ điểm khống chế về:

  • Đơn vị đo lường cần đảm bảo thống nhất khi áp dụng công thức tính.
  • Với khu vực có hình dạng phức tạp, ta dễ dàng tính toán bằng cách chia nhỏ thành nhiều khu vực với hình dạng đơn giản hơn.
  • Phân bổ điểm khống chế trên toàn bộ khu vực, có thể không đồng đều, nên cần xem xét, phân bổ điểm khống chế để đánh giá chính xác hơn.
  • Quy trình tính toán mật độ điểm khống chế trên tùy theo đặc điểm từng dự án có thể điều chỉnh phù hợp
  • Nên có sự tư vấn, tham gia của các chuyên gia, kỹ sư ngành trắc địa để đảm bảo sự chính xác của kết quả.
  • >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc chuyên dụng, hiện đại, giá tốt nhất kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất

Với bài viết trên, Việt Thanh Group hy vọng các bạn đã thêm những thông tin về vai trò, quy trình xác định và các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ điểm khống chế. Việc xác định và tính toán mật độ điểm khống chế là bước quan trọng trong quá trình lập bản đồ đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.