Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng cơ bản – Những thông tin cần biết

10/10/2024
58 lượt xem

Bản vẽ kỹ thuật xây dựng là một loại bản vẽ xây dựng dùng để phác thảo những thông tin của các công trình xây dựng một cách chi tiết để khách hàng có thể hình dung được khái quát về công trình trong thực tế. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc bản vẽ, các bản vẽ kỹ thuật xây dựng hiện nay đều tuân theo những tiêu chuẩn do Bộ Xây Dựng quy định. Cùng Việt Thanh Group đi tìm hiểu chi tiết các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng nhé.

>> Tham khảo: Ứng dụng máy thủy bình vào đo vẽ địa chính, thiết lập bản đồ

Những yêu cầu chung khi xây dựng bản vẽ kỹ thuật xây dựng

tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Bản vẽ kỹ thuật xây dựng phải đảm bảo tính dễ dàng, minh bạch, thông tin đầy đủ

Khi tìm hiểu những tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng chắc chắn không thể bỏ qua những nguyên tắc chung khi xây dựng bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Bởi những nguyên tắc chung này sẽ là cánh cửa đầu tiên mở ra để giúp người khác hiểu hơn về bản vẽ xây dựng. Những nguyên tắc chung phải kể đến như:

Rõ ràng, dễ hiểu: Mọi thông tin trên bản vẽ kỹ thuật xây dựng phải đơn giản, dễ hiểu và chỉ hiểu theo 1 nghĩa duy nhất.

Thông tin đầy đủ, trọn vẹn: Mọi thông tin về các đối tượng hiển thị trên bản vẽ kỹ thuật xây dựng phải đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn và chi tiết.

Có tỉ lệ rõ ràng: Các đường nét bên ngoài và bên trong của bản vẽ phải có tỷ lệ cụ thể. Với những đối tượng không được xác định chính xác về kích thước sẽ được lấy theo tỉ lệ trực tiếp của bản vẽ.

 Danh sách thiết bị đo đạc chất lượng, uy tín đang được Việt Thanh phân phối ra thị trường hỗ trợ công tác đo đạc từ đó lập bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Máy GPS RTK Hi-Target, máy GNSS RTK Sokkia,  máy GPS 2 tần số RTK hãng Leica , Máy thủy bình Hi-Target, Máy thủy bình Sokkia, Máy thủy bình Nikon… 

Trong đó máy thủy bình được ứng dụng khá nhiều trong các hoạt động đo đạc, quan trắc công trình. Những model máy thủy bình nổi bật phải kể đến như: Máy thủy bình điện tử Sokkia SDL30, Máy thủy bình Nikon AC-2S, Máy thuỷ bình Sokkia B40A, Máy thủy bình Leica NA320 

Xem thêm: Ký hiệu cao độ trong bản vẽ xây dựng là gì? Giải đáp chi tiết!

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng về việc trình bày

Những tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng liên quan đến vấn đề trình bày cũng được quy định rất chi tiết và cụ thể. Điều này giúp cho những người mới lần đầu tiếp xúc cũng có thể xem và hiểu được.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng về khổ giấy

tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng được sử dụng là khổ A0 đến khổ A4

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng liên quan đến khổ giấy giúp tạo sự thống nhất trong quản lý cũng như tiết kiệm thời gian và tài chính. Các khổ giấy được sử dụng sẽ từ khổ A0 đến khổ A4 với các kích thước cụ thể dưới đây:

  • A0: kích thước 1189 x 841 (mm)
  • A1: kích thước 841 x 594 (mm)
  • A2: kích thước 594 x 420 (mm)
  • A3: kích thước 420 x 297 (mm)
  • A4: kích thước 297 x 210 (mm)

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng về khung vẽ và khung tên

tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Quy định về khung vẽ và khung tên trong bản vẽ kỹ thuật

Trong các quy định về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng, khung vẽ và khung tên tưởng chừng là những bộ phận không quan trọng nhưng cũng được quy định chi tiết như sau:

  • Khung vẽ: được vẽ bằng nét cơ bản, cách mép tờ giấy một khoảng bằng 5mm, cạnh trái của khung được vẽ cách mép trái tờ giấy khoảng 15 – 20mm.
  • Khung tên: dùng để đặt tên bản vẽ. Khung tên phải bao hàm những nội dung của sản phẩm được thể hiện và những người có liên quan đến bản vẽ. Khung tên được đặt dọc theo cạnh của khung vẽ ở góc bên phải phía dưới bản vẽ. Nếu là khổ giấy A4 thì khung tên được đặt theo cạnh ngắn, còn các khổ giấy khác thì khung tên đặt theo cạnh dài của bản vẽ.

Quy định về tỷ lệ của bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Tỷ lệ của bản vẽ kỹ thuật xây dựng chính là tỉ số của kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể so với kích thước thực. Quy định tỷ lệ vẽ bản vẽ kỹ thuật xây dựng như sau:

  • Tỷ lệ 1:1 (tỷ lệ nguyên hình)
  • Tỷ lệ 1 : X (tỷ lệ thu nhỏ)
  • Tỷ lệ X : 1 (tỷ lệ phóng to)

Trong đó: X là trị số chẵn được quy định: 1, 2, 5, 10, 20, 50,…

Xem thêm: Giải mã các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật

Quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng về nét vẽ

tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Quy định về nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Những tiêu chuẩn về nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng được quy định chi tiết như sau:

  • Nét liền đậm dùng để biểu diễn những đường bao thấy của vật thể. Bề rộng của nét liền đậm thường dao động từ 0,5mm đến 1,4mm tùy theo độ phức tạp và độ lớn của hình cần biểu diễn.
  • Nét đứt dùng để thể hiện đường bao khuất của vật thể. Nét đứt là những nét gạch ngắn, có độ dài tương tự nhau từ 2-8mm. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào bề rộng của nét liền đậm và có giá trị bằng ½ đến 1/3 bề rộng của nét cơ bản.
  • Nét chấm gạch mảnh dùng để vẽ các đường trục và các đường tâm, xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn. Độ dài của chúng từ 5-30mm. Bề rộng có giá trị bằng ½ đến 1/3 nét liền đậm.
  • Nét liền mảnh dùng để ghi kích thước và đường gióng, vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt, giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Nét cắt: Để vẽ các vết của mặt phẳng cắt, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm

Quy định về chữ viết trên bản vẽ kỹ thuật xây dựng

tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Quy định về các chữ viết trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Về khổ chữ (ký hiệu là h), là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm, có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14, 20mm;

Về chiều rộng (ký hiệu d), thường lấy bằng 1/10h;

Về kiểu chữ, thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 75 độ;

Về kích thước được quy định như sau:

  • Đường kính thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.
  • Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, thường vuông góc với đường kích thước, vượt qua đường kích thước một đoạn ngắn.
  • Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực, bằng khoảng 6 lần chiều rộng nét.

Quy định về phép chiếu và cách bố trí trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng, sẽ có 3 phép chiếu cơ bản là: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt.

Một phép chiếu sẽ bao gồm 3 yếu tố là:

  • Tâm chiếu: điểm từ đó thực hiện phép chiếu
  • Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu;
  • Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu.

Trong phép chiếu còn được phân thành 2 loại khác nhau là:

  • Phép chiếu xuyên tâm: Mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm nằm cách hình chiếu một khoảng nhất định, thường được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh;
  • Phép chiếu song song: Tất cả các tia chiếu song song với nhau. Bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu này hơn so với phép chiếu xuyên tâm vì hình ảnh trực quan và dễ vẽ hơn.

Xem thêm: Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất đúng chuẩn

Có thể nói bản vẽ kỹ thuật xây dựng là phương tiện truyền tải thông tin giúp người thiết kế bản vẽ với người đọc bản vẽ có thể hiểu được nhau, hạn chế những sai sót sau này. Để đạt được điều này thì người thực hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng phải là người giàu kinh nghiệm và hiểu được những quy định về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng.

Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ do Việt Thanh Group cung cấp.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.